Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ Húng Ngò

Bác sĩ Ngô Đức Hùng (biệt danh Húng Ngò), tác giả của hai cuốn sách Để yên cho bác sĩ "hiền" và 3 phút sơ cứu, vừa ra mắt cuốn sách Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể vào đúng thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta.

Nhật ký chống dịch COVID-19 của bác sĩ Húng Ngò
Bác sĩ Húng Ngò - Ngô Đức Hùng (sinh năm 1981) là bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, nổi tiếng trong cộng đồng với các cuốn sách: 3 phút sơ cứu, Để yên cho bác sĩ “hiền”.
Nhat ky chong dich COVID-19 cua bac si Hung Ngo
Những cuốn sách của bác sĩ Húng Ngò - Ngô Đức Hùng 
Các bài viết phản bác phương pháp chữa bệnh phản khoa học với văn phong hài hước, đôi chỗ có phần gay gắt của bác sĩ Ngô Đức Hùng khiến độc giả yêu thích và đặt biệt danh “bác sĩ đanh đá nhất vịnh Bắc Bộ” hay gần gũi hơn là “bác sĩ Húng Ngò”.
Từ khi COVID-19 bùng phát, bác sĩ Ngô Đức Hùng cũng như các đồng nghiệp ở Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viên Bạch Mai tham gia điều động tăng cường hỗ trợ cho các bệnh viện dã chiến trong khu cách ly.
Từ những ghi chép trong những ngày tham gia tuyến đầu chống dịch, bác sĩ Húng Ngò đã ra mắt cuốn Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể.
Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể là những dòng nhật ký vắn tắt, những ghi chép, suy nghĩ của bác sĩ Húng Ngò- Ngô Đức Hùng khi tham gia chống dịch.
Trong cuốn sách, tác giả đưa ra những thông tin ngắn gọn giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về dịch bệnh. Các bài viết như Dịch bệnh, Nguồn gốc virus, F0 - cuộc săn lùng phù thủy, COVID - em là ai? là thông tin cơ bản về dịch COVID-19 ở Việt Nam qua góc nhìn của một bác sĩ.
Tác giả cũng chỉ ra hiểm họa của tin tức giả hay sự ác nghiệt của đám đông, đã gây ra những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng đối với các nạn nhân COVID-19 và người thân của họ cùng đội ngũ nhân viên y tế vốn đang phải căng mình chống dịch.
Trong cuốn sách, tác giả còn kể về nỗi khổ, tâm tư của bác sĩ trong những ngày chống dịch. Đó là khi mùa nóng vẫn khoác lên mình bộ đồ bảo hộ mà mà tác giả gọi vui là trang phục của người nuôi ong. Đó là những khó khăn khi tấm chắn giọt bắn mờ mịt hơi nước do độ kín của khẩu trang N95, nhòe nhoẹt, không thể lấy ven cho bệnh nhân, không thể lau kính, họ phải bật quạt giữa mùa đông để thổi bay hơi nước.
Đó còn là những sự khó chịu đau đớn vì phải lấy dịch hầu họng xét nghiệm định kỳ đến nỗi ám ảnh chính mình có thể trở thành F0 khi tiếp xúc với bệnh nhân. Đó là những ám ảnh của người bác sĩ khi phải chứng kiến hay trải qua những giờ phút sinh tử cùng người bệnh...
Nhat ky chong dich COVID-19 cua bac si Hung Ngo-Hinh-2
 Cuốn Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể
Trong cuốn sách, tác giả cũng kể thêm với những câu chuyện buồn vui dí dỏm trong buồng bệnh hay trong cơ sở cách ly.
Đặc biệt, bên cạnh những ghi chép, cuốn sách còn là những quan sát tinh tế của tác giả về cuộc sống giản dị xung quanh mình, từ đôi cánh cam trên ban công nhà đến đường tàu băng qua cổng Bệnh viện Bạch Mai ngày cách ly, tín hiệu giao mùa từ nồm ẩm ngày xuân đến xào xạc lá khô trên lối thu... Tất cả chuyên chở tình yêu thương với cuộc sống và niềm hi vọng vào những điều tử tế.
Những câu chuyện từ tâm dịch căng thẳng được kể với văn phong hài hước, tinh thần cầu thị khiến bạn đọc nhìn nhận về đại dịch với tâm thế hiểu biết hơn, bớt lo lắng hơn và cảm nhận được câu chuyện nhân văn nơi tuyến đầu chống dịch. Đó chính là điều mà bác sỹ Húng Ngò - Ngô Đức Hùng mong muốn khi viết Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể.
"Nhật ký COVID và những chuyện chưa kể" sẽ tiếp thêm niềm tin cho chúng ta về sự tử tế của con người, về sức mạnh của tinh thần đoàn kết, nhân ái của cộng đồng trong những ngày đại dịch hoành hành khắp thế giới và hướng con người tới những điều tốt đẹp dù bé nhỏ.
Được biết, ngày 14/5, bác sĩ Húng Ngò - Ngô Đức Hùng cùng ekip đã tổ chức một chương trình bán sách online gồm 1.500 cuốn với mục đích gây Quỹ 3 phút sơ cứu - một quỹ hoạt động vì cộng đồng nhằm mục đích nâng cao hiểu biết của người dân về sơ cấp cứu và cách chăm sóc sức khỏe khoa học.

Quỹ này do bác sĩ Ngô Đức Hùng đồng sáng lập và là người phụ trách triển khai các vấn đề chuyên môn. Toàn bộ số sách đã được bán hết ngay trong ngày.

Mời độc giả xem video:Thêm một lớn bán lẻ của Nhật Bản vào Việt Nam. Nguồn: VTV24.


Điều bất ngờ về nguyên mẫu đời thật của thám tử lừng danh Sherlock Holmes

Nhiều người biết đến nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes trong tác phẩm của nhà văn Conan Doyle. Thế nhưng, không phải ai cũng biết nhân vật này được lấy cảm hứng từ một người có thật trong lịch sử: bác sĩ Joseph Bell. 

Điều bất ngờ về nguyên mẫu đời thật của thám tử lừng danh Sherlock Holmes
Dieu bat ngo ve nguyen mau doi that cua tham tu lung danh Sherlock Holmes
 Nhà văn Authur Conan Doyle nổi tiếng thế giới với các tác phẩm trinh thám viết về thám tử lừng danh Sherlock Holmes. Hình ảnh chàng thám tử thông minh, giỏi giang, mang kính lúp, tẩu thuốc, đội mũ... trở nên quá đỗi quen thuộc đối với các fan của thể loại truyện trinh thám.

Chị Dậu khổ đến cùng đinh, phải bán những thứ gì?

Gia cảnh lâm vào "nhất nhì trong hạng cùng đinh", để có tiền nộp sưu cho chồng, chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã bán rất nhiều thứ. Vậy người phụ nữ cùng khổ này bán những gì?  

Chị Dậu khổ đến cùng đinh, phải bán những thứ gì?
Chi Dau kho den cung dinh, phai ban nhung thu gi?
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu

Sự thực bà Tú trong bài thơ Thương vợ vẫn vô cùng hạnh phúc?

Thương vợ là bài thơ đặc sắc của Trần Tế Xương. Trong bài thơ, bà Tú hiện lên với hình ảnh bươn chải, vất vả, cơ cực. Nhưng thực tế, nhiều người cho rằng, bà Tú là người phụ nữ vô cùng hạnh phúc.

Sự thực bà Tú trong bài thơ Thương vợ vẫn vô cùng hạnh phúc?
Su thuc ba Tu trong bai tho Thuong vo van vo cung hanh phuc?
Trần Tế Xương (bút danh Tú Xương) là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Một trong những bài thơ nổi tiếng và được yêu thích của ông là bài thơ Thương vợ. 

Su thuc ba Tu trong bai tho Thuong vo van vo cung hanh phuc?-Hinh-2
 Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương- Tú Xương được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình ông trở nên túng bấn phải trông vào sự tần tảo của bà Tú.

Tin mới