Nhật, Pháp liên minh quân sự chống Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Chính phủ Pháp và Nhật Bản hôm qua tuyên bố tăng cường quan hệ quân sự khi Tokyo nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn của Paris để chống lại Bắc Kinh.

Nhật, Pháp liên minh quân sự chống Trung Quốc?

Căng thẳng lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên Biển Hoa Đông giữa Tokyo và Bắc Kinh ngày càng leo thang và cả 2 bên đều đang chạy đua tìm kiếm sự hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế cho các tuyên bố chủ quyền của họ.

Tokyo được xem là đã thành công khi tìm đến sự hậu thuẫn của Pháp. Trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố: “Chúng tôi muốn đưa ra các chương trình cụ thể… để củng cố ngành công nghiệp quốc phòng và công nghệ quốc phòng của cả 2 nước”.
Tổng thống Pháp Francois Hollande tham dự cuộc họp với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tại Điện Elysee ở Paris.
Tổng thống Pháp Francois Hollande tham dự cuộc họp với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tại Điện Elysee ở Paris.
Sau cuộc họp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean- Yves Le Drian cũng đưa ra tuyên bố, hai nước lên kế hoạch hợp tác trong các lĩnh vực như thiết kế, chế tạo các loại máy bay không người lái, trực thăng và tàu ngầm thế hệ mới nhất.
Trong khi đó, về phía Nhật, Ngoại trưởng Kishida nhấn mạnh, ông đã thảo luận với người đồng nhiệm Pháp Fabius về vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và bày tỏ quan ngại về một cuộc đụng độ trên biển với Bắc Kinh.
Tiếp lời, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera tuyên bố: “Đối thoại với Trung Quốc là điều chúng tôi luôn ưu tiên. Chúng tôi đã liên lạc với các đồng nhiệm Trung Quốc và gọi vào đường dây nóng đồng thời kêu gọi tiếp tục đàm phán”.
Ngoại trưởng Kishida đã đến Pháp sau chuyến công du Tây Ban Nha trong bối cảnh Tokyo đang nỗ lực để giành được vị thế lớn hơn trên thế giới.
Trước đó, Nhật Bản cũng đã tổ chức các hội nghị 2 +2 với Mỹ, Australia, Nga và  đang nỗ lực củng cố liên minh với Pháp và Tây Ban Nha để nhờ sự hậu thuẫn của 2 nước này mở rộng ảnh hưởng tại châu Phi và Mỹ Latinh.
Nhật đã bắt đầu xúc tiến kế hoạch cường ảnh hưởng ở châu Phi bằng cách thông qua Liên Hiệp Quốc, gửi quân đảm nhiệm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình bằng cách thiết lập một căn cứ ở Djibouti.

Top 10 điểm du lịch hoang dã nhất hành tinh

(Kiến Thức) - Công viên Quốc gia Singita Kruger, khu resort Qasr Al Sarad hay khách sạn Sabyinyo Silverback Lodge là các điểm du lịch hoang dã trên thế giới.

Top 10 điểm du lịch hoang dã nhất hành tinh
Trung tâm bảo tồn Sabi Sand của Nam Phi.
Trung tâm bảo tồn Sabi Sand của Nam Phi. 

Cô Kim Jong-un đang nguy kịch tính mạng?

(Kiến Thức) - Hãng tin Yonhap đưa tin, cô ruột của nhã lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là Kim Kyong-hui hiện đang trong tình trạng sức khỏe nguy kịch.

Cô Kim Jong-un đang nguy kịch tính mạng?

Theo đó, hãng tin này đã trích dẫn một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho hay, bà Kyong-hui “điều trị bệnh ở Nga trong khoảng thời gian giữa tháng 9 và 10 năm ngoái bởi một căn bệnh hiếm gặp”.

Người cô ruột của Kim Jong-un được cho là đang mắc căn bệnh di truyền.
Người cô ruột của Kim Jong-un được cho là đang mắc căn bệnh di truyền.
“Theo đánh giá của chúng tôi, bà Kim đang trong giai đoạn nguy kịch gây nên bởi chứng bệnh nhồi máu cơ tim di truyền. Đồng thời, sức khỏe của bà cũng xấu đi do chứng nghiện rượu”, nguồn tin nói.

Đông Nam Á hưởng lợi trong cuộc tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung

(Kiến Thức) - Đây là kết quả được đưa ra sau cuộc thăm dò dư luận chung của ba tờ báo Nikkei (Nhật), Maeil Business Newspaper (Hàn Quốc) và Global Times của Trung Quốc.

Đông Nam Á hưởng lợi trong cuộc tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung

Theo đó, mối quan hệ Trung-Nhật càng căng thẳng, các nước trong khu vực Đông Nam Á càng được hưởng lợi do ngày càng nhiều doanh nhân Nhật ủng hộ phương án Trung Quốc +1.

Tức là, trong khi cùng làm ăn với các doanh nghiệp Trung Quốc, họ cũng có thể mở rộng thị trường sang nước thứ ba, chủ yếu là các quốc gia Đông Nam Á.

Tin mới