Nhất trí hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4
Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất hoán đổi ngày làm việc của Bộ LĐ-TB&XH để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp lễ 30/4-1/5.
Theo Luân Dũng/Tiền phong
Ngày 5/4, Bộ Nội vụ đã gửi công văn trả lời về đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu ra.
Trong đó, Bộ Nội vụ nhất trí với phương án nghỉ thêm ngày 29/4, bố trí làm bù sang ngày khác để nối dài kỳ nghỉ.
Ảnh minh họa
Bộ Nội vụ đề nghị Bộ LĐTB&XH hoàn thiện văn bản, sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, bảo đảm sự chủ động trong tổ chức, sắp xếp công việc của hệ thống chính trị, của các cơ quan, tổ chức liên quan và của người dân.
Năm 2024, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có ngày 29/4 (thứ hai) nằm giữa 2 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ cuối tuần.
Do đó, Bộ LĐTB&XH đề xuất hoán đổi ngày làm việc, qua đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục.
Việc hoán đổi ngày làm việc giúp kích cầu du lịch và tiêu dùng xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; bên cạnh đó, việc hoán đổi cũng không làm thay đổi quỹ thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Ngoài lấy ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ LĐTB&XH cũng xin ý kiến với 14 bộ, ngành khác.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: VUSTA là tổ chức hội hoạt động hiệu quả nhất
"VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Do đó, Nhà nước phải có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ bằng nguồn ngân sách...", Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói.
Ngày 2/12, Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 23 ngày 12/3/2003 của BCH TW khóa IX do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà dẫn đầu làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 23 ngày 12/3/2003 của BCH TW khóa IX làm việc với Đảng đoàn VUSTA.
“Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào mà phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trình cấp có thẩm quyền”, Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng khẳng định.
Đánh giá tổng thể cơ cấu tổ chức Chính phủ từ khóa XII - XV
Chiều 26/12, tại họp báo định kỳ của Bộ Nội vụ, báo VietNamNet đặt câu hỏi liên quan đến việc sắp xếp bộ ngành và đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chủ trương của Đảng.
“Nghị quyết 27 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới có đặt ra yêu cầu giảm hợp lý số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ; đồng thời nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương.
Vậy Bộ Nội vụ có kế hoạch cụ thể hóa nghị quyết này như thế nào? Bộ có tính toán sáp nhập bộ ngành, tỉnh, thành trong thời gian tới?”, báo VietNamNet đặt câu hỏi.
Trả lời câu hỏi này, ông Vũ Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế cho biết, sau khi có Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ sẽ xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Trong Nghị quyết nêu, chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Chính phủ, trong đó có tiếp tục thực hiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và có lộ trình giảm số lương các bộ ngành.
Theo ông Nam, đây là chủ trương lớn, nằm trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Ban Tổ chức Trung ương đang chủ trì xây dựng đề án hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức bộ máy thuộc khối Chính phủ.
“Theo chương trình chung, đây là đề án cấp nhà nước, Bộ Nội vụ phối hợp Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu vấn đề này. Trong đó, Bộ Nội vụ sẽ đánh giá tổng thể cơ cấu tổ chức của Chính phủ từ khóa XII đến khóa XV (trong 20 năm). Đây là nhiệm vụ Bộ xác định thực hiện trong thời gian tới theo chỉ đạo của Bộ Chính trị”, ông Nam cho hay.
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh tác động rất nhiều mặt
Liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Phan Trung Tuấn cho biết, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và một số nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc này.
Mới đây nhất là Nghị quyết 27 của Trung ương có cụ thể thêm một bước nội dung văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trong đó có nội dung “nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh”.
“Việc này đã có chủ trương của Đảng. Tới đây, Bộ sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét cho chủ trương trước khi tham mưu trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn tới 2023 – 2030”, ông Tuấn cho hay.
Trên cơ sở nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ nội vụ tham mưu cho Chính phủ ban hành kế hoạch cụ thể kèm lộ trình chi tiết về sắp xếp đơn vị hành chính trong giai đoạn tới.
Dự kiến đề xuất chia thành hai giai đoạn 2023 - 2025 và 2026 - 2030 vì liên quan đến đại hội Đảng các cấp và bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp nhiệm kỳ mới.
Trong giai đoạn tới đây, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định sẽ được thực hiện tập trung. Còn việc nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải nghiên cứu kỹ lưỡng để báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương vào giai đoạn thích hợp.
“Việc sắp xếp đơn vị hành chính tác động rất lớn, không chỉ các đơn vị hành chính phải sắp xếp bộ máy, tổ chức nhân sự mà còn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn tác động rất nhiều mặt, cả về tâm tư tình cảm của đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân trên địa bàn một tỉnh. Việc này tác động nhiều chiều nên phải nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng và có đánh giá tác động trên nhiều mặt trước khi đề xuất cấp có thẩm quyền cho chủ trương thực hiện thí điểm vào thời điểm thích hợp”, ông Tuấn lý giải.
Thông tin về việc này, Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, Nghị quyết 27 của Trung ương ghi rất rõ là “nghiên cứu thí điểm”. Vì vậy phải có đề án nghiên cứu rất kỹ lưỡng, phù hợp với quy hoạch đơn vị hành chính các cấp, phù hợp với quy hoạch đô thị, nông thôn và phải có đủ căn cứ chính trị, pháp lý và cả thực tiễn.
Việc này phải báo cáo Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ương, Quốc hội. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định
“Bộ Nội vụ chưa có đề xuất cụ thể sắp xếp tỉnh nào với tỉnh nào mà phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, trình cấp có thẩm quyền”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng khẳng định.
Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu thế nào?
Các chuyên gia cho rằng, nguyên tắc đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, vì thế người đóng thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại, người tham gia muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít thì lương hưu sẽ thấp.
Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Bộ LĐ-TB&XH gửi lấy ý kiến các đơn vị liên quan tiếp tục đề xuất bổ sung vào luật để tính lương hưu khi giảm số năm đóng BHXH tối thiểu xuống 15 năm thay vì 20 năm như hiện nay.
Người lao động làm trong một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hầm lò, vùng khó khăn được nghỉ hưu sớm hơn từ 5-10 năm so với tuổi chung.
Trường hợp đã hưởng BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH tối thiểu để có lương hưu phải 20 năm thay vì 15 năm như những người khác.
Sau khi giảm số năm đóng BHXH, cơ quan soạn thảo đề xuất, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tiền lương tháng đóng BHXH khi đóng đủ 15 năm với nữ, và 20 năm đối với nam; sau đó, mỗi năm đóng được cộng thêm 2%, lương hưu tối đa bằng 75% mức lương đóng.
Nếu đề xuất trên được thông qua, nữ tới tuổi nghỉ hưu khi có 15 năm đóng BHXH sẽ được tính lương hưu bằng 45% mức đóng. Trường hợp người lao động được đóng BHXH chỉ bằng mức lương tối thiểu, trong 15 năm đóng vừa qua, bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chỉ 3,8 triệu đồng/tháng, nếu về hưu sẽ được mức lương 1,7 triệu đồng/tháng.
Với nam, nếu tới tuổi nghỉ hưu khi mới tham gia BHXH 15 năm, mỗi năm đóng sẽ được tính bằng 2,25% (do chưa đủ 20 năm đóng để được tính 45% lương), lương hưu được tính bằng 33,75% tiền lương tháng tính đóng BHXH. Nếu cùng mức lương tháng tính đóng BHXH là 3,8 triệu đồng/tháng như nữ, cùng đóng 15 năm, nam về nghỉ hưu sẽ nhận mức lương chưa tới 1,3 triệu đồng/tháng.
Không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp
Nếu đề xuất giảm thời gian đóng BHXH xuống 15 năm được thông qua có thể khuyến khích người lao động đóng BHXH đủ thời gian hưởng lương hưu thay vì rút BHXH một lần. Ước tính mỗi năm sẽ tăng từ 10-40 nghìn lao động có lương hưu.
Liên quan đến đề xuất trên, trao đổi với VietNamNet, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, về nguyên tắc, đóng BHXH để có lương hưu là tích lũy cả đời, người đóng BHXH thời gian dài sẽ có lương hưu cao. Ngược lại một số người tham gia thị trường lao động muộn, đóng BHXH ngắn, tiền đóng ít nên lương hưu thấp.
Ông Huân cũng cho rằng, phương án lương hưu cho người tham gia BHXH dưới 20 năm trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang mang tính cơ học, kiểu tính lùi so với luật hiện hành.
Giải pháp này sẽ dẫn tới tương lai có không ít người hưởng lương hưu ở mức rất thấp.
Ở góc độ chuyên gia, ông Huân đề xuất, luật có thể nghiên cứu đưa ra phương án cho người lao động chọn, nếu thời gian đóng BHXH ít, có thể nhận lương hưu mức cao nhưng thời gian hưởng ngắn, hoặc hưởng lương hưu thấp nhưng được nhận tới lúc chết.
Ông Huân cũng băn khoăn về đề xuất mức hưởng lương hưu của nam và nữ khác nhau, để được nhận mức lương hưu bằng 45% mức đóng, nữ chỉ cần đóng BHXH 15 năm, nhưng nam phải mất 20 năm, dù cơ sở đóng như nhau. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ để đảm bảo cho người lao động hài hoà về mức đóng và mức hưởng.