Nhiễm độc thủy ngân và những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử

Nhiễm độc thủy ngân và những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử

(Kiến Thức) - Lịch sử nhân loại từng chứng kiến nhiều thảm họa kinh hoàng do chính con người là thủ phạm, trong đó phải kể đến nhiễm độc thủy ngân.  

Xem toàn bộ ảnh
Mới đây, thông tin phát hiện thủy ngân trong không khí ở Hà Nội khiến người dân vô cùng hoang mang và sợ hãi. Trên thực tế,  nhiễm độc thủy ngân từ lâu đã được liệt vào một trong số những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử phát triển của nhân loại. Nhiễm độc thủy ngân vịnh Minamata, Nhật Bản những năm 1950 là một sự cố điển hình. Trong suốt 37 năm, Công ty hóa chất Chisso đã đổ 27 tấn metyl thủy ngân ra vịnh Minamata. Vào thời điểm đó, người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề đánh cá. Do sống trong môi trường nước nhiễm độc thủy ngân nên những con cá này chứa chất độc chết người.
Mới đây, thông tin phát hiện thủy ngân trong không khí ở Hà Nội khiến người dân vô cùng hoang mang và sợ hãi. Trên thực tế, nhiễm độc thủy ngân từ lâu đã được liệt vào một trong số những thảm họa tồi tệ nhất lịch sử phát triển của nhân loại. Nhiễm độc thủy ngân vịnh Minamata, Nhật Bản những năm 1950 là một sự cố điển hình. Trong suốt 37 năm, Công ty hóa chất Chisso đã đổ 27 tấn metyl thủy ngân ra vịnh Minamata. Vào thời điểm đó, người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề đánh cá. Do sống trong môi trường nước nhiễm độc thủy ngân nên những con cá này chứa chất độc chết người.
 Kết quả là những thai phụ ăn cá nhiễm độc thủy ngân khi sinh con bị dị tật khủng khiếp như bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não. Theo ước tính, 900 người ở Minamata đã chết vì ngộ độc thủy ngân. Những người nhiễm độc nặng thường rú lên vì đau đớn, co giật và bị liệt. Một số bị mù, điếc hoặc mất trí.
Kết quả là những thai phụ ăn cá nhiễm độc thủy ngân khi sinh con bị dị tật khủng khiếp như bại não, điếc, mù và chậm phát triển trí não. Theo ước tính, 900 người ở Minamata đã chết vì ngộ độc thủy ngân. Những người nhiễm độc nặng thường rú lên vì đau đớn, co giật và bị liệt. Một số bị mù, điếc hoặc mất trí.
Ngoài thảm họa nhiễm độc thủy ngân, lịch sử loài người còn phải hứng chịu nhiều thảm họa kinh hoàng khác do chính con người gây ra. Một trong số đó là thảm họa chất thải công nghiệp ở Love Canal năm 1978. Love Canal là khu vực đông dân cư với hàng trăm ngôi nhà và trường học ở gần Niagara Falls, phía Bắc của New York. Đây từng là nơi chôn 21.000 tấn chất thải công nghiệp độc hại của một công ty địa phương trong những năm 40 – 50 của thế kỷ 20.
Ngoài thảm họa nhiễm độc thủy ngân, lịch sử loài người còn phải hứng chịu nhiều thảm họa kinh hoàng khác do chính con người gây ra. Một trong số đó là thảm họa chất thải công nghiệp ở Love Canal năm 1978. Love Canal là khu vực đông dân cư với hàng trăm ngôi nhà và trường học ở gần Niagara Falls, phía Bắc của New York. Đây từng là nơi chôn 21.000 tấn chất thải công nghiệp độc hại của một công ty địa phương trong những năm 40 – 50 của thế kỷ 20.
Sau gần 30 năm bị chôn vùi dưới đất, những bong bóng mang hơi độc nổi trên các sân và hầm của các gia đình sinh sống ở Love Canal. Đến năm 1978, nhiều gia đình nơi đây đã cùng lúc bán nhà của mình cho Chính phủ Liên bang và sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm này.
Sau gần 30 năm bị chôn vùi dưới đất, những bong bóng mang hơi độc nổi trên các sân và hầm của các gia đình sinh sống ở Love Canal. Đến năm 1978, nhiều gia đình nơi đây đã cùng lúc bán nhà của mình cho Chính phủ Liên bang và sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm này.
Ngoài ra còn phải kể đến thảm họa tràn dầu Kuwaiti tại vùng Vịnh năm 1991. Khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là 240 triệu gallon dầu thô đã tràn ra biển.
Ngoài ra còn phải kể đến thảm họa tràn dầu Kuwaiti tại vùng Vịnh năm 1991. Khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là 240 triệu gallon dầu thô đã tràn ra biển.
Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii của Mỹ. Theo kết quả khảo sát, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ 1/8 lượng dầu tràn được hút lại, còn 1/4 lượng dầu dạt vào đất liền.
Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii của Mỹ. Theo kết quả khảo sát, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ 1/8 lượng dầu tràn được hút lại, còn 1/4 lượng dầu dạt vào đất liền.
Nổ nhà máy hóa học Jilin, Trung Quốc ngày 13/11/2005 cũng nằm trong danh sách thảm họa này. Khi đó, một lượng lớn khí độc benzen với độ loang dài tới 80 km đã lan tới thành phố đông bắc Harbin theo dòng sông Songhua. Thảm kịch này đã khiến 6 người chết, 70 người bị thương. Tất cả hệ thống cung cấp nước của Harbin lúc đó với hơn 3 triệu dân sử dụng đã bị ngừng trệ trong một thời gian.
Nổ nhà máy hóa học Jilin, Trung Quốc ngày 13/11/2005 cũng nằm trong danh sách thảm họa này. Khi đó, một lượng lớn khí độc benzen với độ loang dài tới 80 km đã lan tới thành phố đông bắc Harbin theo dòng sông Songhua. Thảm kịch này đã khiến 6 người chết, 70 người bị thương. Tất cả hệ thống cung cấp nước của Harbin lúc đó với hơn 3 triệu dân sử dụng đã bị ngừng trệ trong một thời gian.
Giới chức trách cũng cảnh báo người dân hãy tránh xa khu vực bị ô nhiễm. Vụ nổ nhà máy hóa học Jilin cũng khiến Nga quan ngại vì sông Amur cũng sẽ bị ô nhiễm theo. Thảm kịch đó đã khiến hàng chục người bị thương và hơn 10.000 người dân sống ở gần địa điểm xảy ra vụ nổ đã được sơ tán khỏi đó.
Giới chức trách cũng cảnh báo người dân hãy tránh xa khu vực bị ô nhiễm. Vụ nổ nhà máy hóa học Jilin cũng khiến Nga quan ngại vì sông Amur cũng sẽ bị ô nhiễm theo. Thảm kịch đó đã khiến hàng chục người bị thương và hơn 10.000 người dân sống ở gần địa điểm xảy ra vụ nổ đã được sơ tán khỏi đó.
Ngoài ra, không thể bỏ sót thảm họa nổ nhà máy điện Chernobyl ngày 26/4/1986. Sự cố chấn động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cố tại nhà máy hạt nhân thuộc Three Mile Island của Mỹ năm 1979. Theo ước tính, khoảng 50 người chủ yếu là công nhân trong nhà máy Chernobyl đã chết do phơi nhiễm phóng xạ và hàng chục ngàn người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ.
Ngoài ra, không thể bỏ sót thảm họa nổ nhà máy điện Chernobyl ngày 26/4/1986. Sự cố chấn động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cố tại nhà máy hạt nhân thuộc Three Mile Island của Mỹ năm 1979. Theo ước tính, khoảng 50 người chủ yếu là công nhân trong nhà máy Chernobyl đã chết do phơi nhiễm phóng xạ và hàng chục ngàn người khác có thể cũng chết sau đó do nhiễm phóng xạ.
Sau khi xảy ra thảm họa, nhà máy Chernobyl vẫn tiếp tục hoạt động thêm 14 năm sau thảm họa trước khi bị đóng cửa vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Khi đó, người ta lập vùng cách ly có bán kính 30 km quanh nhà máy Chernobyl. Khu vực này được đánh giá là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên thế giới hiện nay.
Sau khi xảy ra thảm họa, nhà máy Chernobyl vẫn tiếp tục hoạt động thêm 14 năm sau thảm họa trước khi bị đóng cửa vào năm 2000 do sức ép của quốc tế. Khi đó, người ta lập vùng cách ly có bán kính 30 km quanh nhà máy Chernobyl. Khu vực này được đánh giá là một trong những điểm nhiễm phóng xạ đậm đặc nhất trên thế giới hiện nay.

GALLERY MỚI NHẤT