Nhiễm HIV do dùng chung dụng cụ làm móng

(Kiến Thức) - Một phụ nữ Brazil, 22 tuổi đã dương tính với HIV sau khi dùng chung các công cụ làm móng tay với cô em họ.

Nhiễm HIV do dùng chung dụng cụ làm móng
Trường hợp này đã được báo cáo trên tạp chí trực tuyến Nghiên cứu AIDS và retrovirus. Cô này được phát hiện là dương tính với HIV khi tham gia chương trình tình nguyện hiến máu, các xét nghiệm đã hiển thị dương tính với vi rút chết người này trong một khoảng thời gian dài.
Trong khi đó cô này cho hay mình chưa bao giờ quan hệ tình dục, dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai, thậm chí mẹ cô cũng đã được thử nghiệm lâm sàng và âm tính với HIV. Tuy nhiên, điều duy nhất mà cô không nghĩ đến chính là việc dùng chung dụng cụ làm móng với một người anh em họ khoảng 10 năm trước, cũng vào thời điểm đó, người anh em họ của cô này không biết mình bị nhiễm HIV, nhưng sau đó xét nghiệm cũng cho thấy người anh em họ này bị dương tính với HIV.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Sau khi phân tích mẫu máu của cô này và người em họ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng vi rút di truyền ở cả 2 người này có liên quan đến nhau, cho thấy khả năng HIV được lây nhiễm qua các công cụ làm móng.
Thực tế, các dụng cụ làm móng không nằm trong danh sách cảnh báo lây nhiễm của căn bệnh thế kỷ này.
"HIV không lây truyền qua tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như dùng chung đồ ăn uống, ly nước. HIV lây truyền qua dụng cụ làm móng là một trong những trường hợp cực hiếm hoi", tác giả bài thông cáo trên Tạp chí HIV và retrovirus nhấn mạnh.
Mặt khác, tác giả nghiên cứu cũng lưu ý rằng mọi người nên nhận thức không được dùng chung đồ dùng truyền máu như kim tiêm, dụng cụ xăm hình, các dụng cụ chưa được khử trùng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi rút HIV, viêm gan C...

Việc lây nhiễm HIV qua đường máu xảy ra như thế nào?

(Kiến Thức) - Trong số những ca nhiễm HIV thì tỷ lệ lây qua đường máu chiếm 64,3%, vậy cơ chế lây nhiễm HIV qua đường máu xảy ra thế nào.

Việc lây nhiễm HIV qua đường máu xảy ra như thế nào?
HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.
 HIV có nhiều ở trong máu. Bơm kim tiêm dùng xong mà không tiệt trùng, hoặc tiệt trùng không tốt thì vẫn còn đọng máu (dù có thể không nhìn thấy). Do đó, nếu dùng chung bơm kim tiêm với một người mang HIV, bạn có thể nhiễm HIV. Nếu bạn mang HIV, bạn có thể truyền cho người khác theo đường ấy.

Hơn 40 học sinh bị đâm vật nhọn nghi nhiễm HIV, Bộ Y tế vào cuộc

(Kiến Thức) - Việc một nhóm học sinh Thanh Hóa dùng vật nhọn nghi dính máu HIV đâm các bạn khiến dư luận hoảng hốt. Bộ Y tế đã kiểm tra và tìm giải pháp.

Hơn 40 học sinh bị đâm vật nhọn nghi nhiễm HIV, Bộ Y tế vào cuộc
Hoang mang
43 học sinh lớp 9 và lớp 8 của trường Trường THCS Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đùa nghịch đã dùng que thép, nan hoa trêu chọc nhau. 

Thực phẩm màu gì ngừa ung thư tốt nhất?

(Kiến Thức) - Tiêu thụ nhóm thực phẩm có màu xanh lá cây, cam, đỏ, tím, trắng góp phần giúp cơ thể ngừa ung thư hiệu quả.

Thực phẩm màu gì ngừa ung thư tốt nhất?
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định tiêu thụ thực phẩm nguồn gốc thực vật có tác dụng ngừa ung thư khá nhạy. Trong khi đó, ăn nhiều đồ ăn nguồn gốc động vật không giúp ngừa bệnh. Thậm chí nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng còn mang họa ung thư.
 Các chuyên gia sức khỏe khẳng định tiêu thụ thực phẩm nguồn gốc thực vật có tác dụng ngừa ung thư khá nhạy. Trong khi đó, ăn nhiều đồ ăn nguồn gốc động vật không giúp ngừa bệnh. Thậm chí nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng còn mang họa ung thư.

Tin mới