Nhiễm sán dây bò dài cả mét sau khi ăn thịt bò sống

Theo chuyên gia y tế, loại bệnh giun sán thường được phát hiện nhiều trên những người ăn các món thịt bò sống, đặc biệt là món Soi Ju (thịt bò bằm sống).

Chuyên gia y tế đưa ra cảnh báo khẩn cấp sau khi phát hiện một trường hợp nhiễm sán dây bò dài cả mét do ăn Soi Ju (thịt bò bằm sống), một món ăn phổ biến của Thái Lan.
Vụ việc trên đã làm dấy lên những mối lo ngại mà người dân Thái Lan gặp phải khi ăn các món thịt sống. Tiến sĩ, bác sĩ Natkaphat Rattanapithun, cố vấn tại Trung tâm Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng, xác nhận rằng trường hợp này có liên quan đến nhiễm sán dây bò. Loại bệnh giun sán thường được phát hiện nhiều trên những người ăn các món thịt bò sống, đặc biệt là món Soi Ju.
Nhiem san day bo dai ca met sau khi an thit bo song
Thái Lan phát hiện trường hợp nhiễm sán dây bò vì ăn thịt bò sống. Ảnh: Adobe Stock 
"Những con sán dây này có thể phát triển tại nhiều vị trí trong ruột non. Trong khi các trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể không có triệu chứng, thì các trường hợp nhiễm bệnh nặng hơn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn ống mật, đầy hơi, buồn nôn và nôn mửa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, ký sinh trùng có thể chui ra qua miệng, mũi hoặc thoát ra qua trực tràng, đạt chiều dài gần một mét", ông Rattanapithun nói.
Loại ký sinh trùng này được biết đến trong y học với tên gọi "cysticercus". Ban đầu chúng là các nang nhỏ, màu trắng, giống như hạt sago (bột cọ), ẩn trong các miếng thịt bò hoặc thịt lợn sống. Khi được nuốt vào bụng, các nang nhỏ này vẫn có thể sống sót sau qua quá trình tiêu hóa tại dạ dày. Khi đến ruột non, chúng sẽ bám vào thành ruột và dần dần phát triển thành một con ký sinh trùng trưởng thành. Sán dây bò có thể dài tới 5 - 10m, trong khi sán dây lợn thường chỉ dài tới 2 - 4m.
Các phương pháp điều trị nếu nhiễm loại ký sinh trùng này gồm tiến hành nội soi loại bỏ ký sinh trùng hoặc uống thuốc tẩy giun sán. Các bệnh nhân có thể được yêu cầu khám sức khỏe trước khi uống thuốc giun sán do loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không mong muốn. Ông Natkaphat khuyên mọi người không nên tự dùng thuốc và khuyến cáo những người thường xuyên ăn thịt sống nên tầm soát ký sinh trùng hàng năm để kịp thời phát hiện, điều trị kịp thời.
"Trong khi một số người thích hương vị của các món thịt sống, cho rằng chúng có hương vị hơn, chúng tôi thực sự khuyên bạn nên thay thế hoàn toàn bằng ăn thịt nấu chín. Nếu cá nhân vẫn muốn ăn thịt sống, họ nên thường xuyên kiểm tra ký sinh trùng và tìm kiếm sự chăm sóc y tế thích hợp thay vì cố gắng tự điều trị", bác sĩ Rattanapithun cho biết thêm
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm sán dây bao gồm: đầy hơi và khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nôn, thiếu máu và tiêu chảy. Sau khi ký sinh trong cơ thể người, sán dây bò sẽ chiếm nguồn dinh dưỡng thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa.
*Tiêu đề bài viết do BTV đặt lại!

Dấu hiệu bạn đã nhiễm sán lá gan lớn

Tôi được biết có nhiều người ở TP.HCM và các tỉnh miền Trung bị áp xe gan do nhiễm sán lá gan lớn. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện nghi ngờ có thể bị nhiễm sán lá gan lớn là gì?

Câu hỏi: Tôi được biết có nhiều người ở TP.HCM và các tỉnh miền Trung bị nhiễm sán lá gan lớn, một số bị áp xe gan. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện nghi ngờ có thể bị nhiễm sán lá gan lớn là gì?

Trả lời

Hơn 50 dân một xã nhiễm sán lá gan nhỏ do hay ăn hải sản sống

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh vừa cho biết, đã phát hiện 87 trường hợp nhiễm giun, sán tại 2 xã Liên Vị và Sông Khoai (Thị xã Quảng Yên). Trong đó, riêng địa bàn xã Liên Vị có 55 người nhiễm sán lá gan nhỏ.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng khoa Ký sinh trùng – côn trùng (CDC Quảng Ninh), kết quả điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp do CDC Quảng Ninh thực hiện đối với 400 người dân trong độ tuổi từ 2 – 65 tuổi tại xã Liên Vị và Sông Khoai đã phát hiện 55 người (trên tổng số 200 người dân xã Liên Vị được điều tra) bị nhiễm sán lá gan nhỏ, nhóm tuổi mắc cao nhất là 30 – 65 tuổi, trong khi xã Sông Khoai không có trường hợp nào nhiễm sán. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân xã Liên Vị có thói quen ăn hải sản sống (gỏi cá, tôm,…).

Tin mới