Xem toàn bộ ảnh
Giống như Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng lính bắn tỉa của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam thực chất được sử dụng vào nhiệm vụ trinh sát nhiều hơn là bắn tỉa. Nguồn ảnh: Military. |
Cụ thể, do địa hình trên Chiến trường Việt Nam bị chia cắt quá mạnh, tầm nhìn rất kém do vướng cây cối rậm rạm, lính bắn tỉa Mỹ gần như không phát huy được hiệu quả khi phải đấu súng với quân giải phóng. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Thứ hai, trang bị bắn tỉa của Quân đội Mỹ thời gian này phần lớn là những khẩu M14 có tầm bắn khá gần. Ảnh: Khẩu M21 biến thể bắn tỉa M14 của Mỹ được lắp thêm ống giảm thanh và ống ngắm, chuyên sử dụng cho mục đích bắn tỉa. Nguồn ảnh: Military. |
Với khả năng tác chiến độc lập cao, cộng với trang bị chỉ ở mức tương đối các đơn vị bắn tỉa Mỹ trên chiến trường Việt Nam chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chỉ điểm, tìm vị trí của lực lượng quân giải phóng sau đó gọi phi pháo, hải phảo tấn công. Nguồn ảnh: Oddee. |
Trong các cuộc hành quân hay trong các trận đánh quy mô, lực lượng bắn tỉa sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ các cánh của toán quân Mỹ với việc sử dụng tầm nhìn xa và khả năng chọn vị trí đẹp của mình để bao quất một khu vực rộng lớn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Lực lượng bắn tỉa của Mỹ chỉ thực sự phát huy được khả năng tác chiến của mình trong các cuộc chiến ở đô thị, nơi mà cây cối đã không còn là mối lo ngại và tầm nhìn của người lính đã được mở rộng ra nhiều lần. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Tuy nhiên, phần lớn mọi cuộc giao tranh trên Chiến trường Việt Nam đều diễn ra trong rừng rậm, điều đó khiến cho lính Mỹ bị giới hạn khả năng tác chiến và chỉ hoạt động thường xuyên ở các đơn vị trinh sát. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Chủ yếu, thời kỳ này các loại kính ngắm được binh lính Mỹ sử dụng có độ phóng đại thường từ 4 tới 16 lần. Các loại kính ngắm có độ phóng đại lên tới 32 lần thường ít được sử dụng. Nguồn ảnh: BI. |
Đơn giản là do khi sử dụng kính ngắm có độ phóng đại lên tới 32 lần, xạ thủ sẽ có tầm quan sát rất hẹp, không thể bao quát được chiến trường. Ngoài ra, việc sử dụng kính ngắm phóng đại tới 32 lần cũng hoàn toàn vô nghĩa khi tầm bắn của khẩu súng không thể đạt được đến như vậy. Nguồn ảnh: Cultural. |
Ngoài khẩu M21, lính bắn tỉa Mỹ trên Chiến trường Việt Nam còn sử dụng cả súng trường bắn tỉa M40 hoặc thậm chí là M1903 được sản xuất từ trước thế chiến thứ nhất. Nguồn ảnh: Similar. |
Ngoài ra, khẩu M16 của lính Mỹ cũng có thể trở thành khẩu súng bắn tỉa hiệu quả trong đêm khi nó có thể được gắn kèm một ống ngắm đêm khổng lồ. Nguồn ảnh: Pinterest. |
Do có tốc độ bắn nhanh và độ giật rất chậm, M16 có thể sử dụng như một súng bắn tỉa khi nó được gắn thêm ống giảm thanh che lửa đầu nòng và kính nhìn đêm, đảm bảo vị trí của xạ thủ sẽ không bị lộ mỗi khi khai hỏa. Tuy nhiên nhược điểm của nó là quá nặng nề và khó cơ động để di chuyển. Nguồn ảnh: Pinterest. |