Nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn trong nửa đầu năm 2020, hàng không vận tải vẫn gồng... lỗ

(Vietnamdaily) - Bức tranh lợi nhuận ước tính cho nửa đầu năm 2020 có phần phân hoá khi nhiều doanh nghiệp báo lỗ lớn, nhiều đơn vị dần phục hồi sau khó khăn của đại dịch và có lãi…

Doanh nghiệp gồng... lỗ

Được dự báo là ngành nghề gặp khá nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ COVID-19, chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020, Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) ước tính có thể lỗ 400 tỷ đồng trong quý 2, không tính tới doanh thu tài chính.

Dự kiến tới quý 3 có khách du lịch quốc tế khi mở cửa trở lại đường bay quốc tế thì lợi nhuận 52 tỷ đồng. Hiện tại, Công ty đang đưa giải pháp giảm chi phí thường xuyên, hiện đã giảm 3% chi phí thường xuyên. Doanh nghiệp đang có những biện pháp miễn giảm phí với các khách hàng, hãng hàng không để chia sẻ khó khăn.

Theo ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc ACV, dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới ngành hàng không và du lịch, ACV bị ảnh hưởng lớn về hoạt động kinh doanh.

Trong kế hoạch xây dựng gửi cổ đông là tương đối khả quan với dự kiến tháng 7 - 8 mở cửa đường bay quốc tế, nhưng hiện tại với làn sóng lây nhiễm thứ 2 sẽ dẫn tới kế hoạch mở lại đường bay quốc tế và ngoài dự báo.

Cũng tại ĐHĐCĐ, Công ty Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, VNS) cũng ước tính có thể báo lỗ trong quý 2. Ban lãnh đạo cho biết khi hoạt động kinh doanh bị đóng băng, dịch vụ bị ngưng từ ngày 1/4, tài xế đã đi về quê để tránh dịch nên hoạt động của Vinasun hoàn toàn bị tê liệt. Loạt chi phí phải gánh chịu là rất lớn, ngay trong tháng 4 Công ty đã phải ghi nhận lỗ tới 50 tỷ đồng.

Cụ thể, quý 2 năm nay, vị đại diện của Vinasun cho biết, ước tính doanh thu chỉ đạt 145 tỷ đồng, lỗ 116 tỷ đồng, đặc biệt trong tháng 4 ghi nhận số lỗ là 50 tỷ đồng.

Vinasun cũng đưa ra kịch bản trong quý 3 và 4, khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì mới có thể phục hồi kinh doanh. Ước tính quý 3 sẽ lỗ 6-8 tỷ đồng và trong quý 4 sẽ lãi trở lại 25-30 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp hưởng lợi

May mắn hơn các doanh nghiệp hàng không, vận tải nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ COVID-19 thì báo lãi khá khủng.

Theo tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020, ban lãnh đạo Tổng CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 4.040 tỷ đồng và 425 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng lần lượt 14% và 317% cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận tăng đến từ việc giá dầu thấp, sản lượng các sản phẩm chính đều tăng. Sản lượng tiêu thụ urê và NPK ước tính khoảng 400.000 tấn, tăng 53% cùng kỳ và 54.000 tấn, tăng 31%.

Riêng quý 2, DPM đạt doanh thu 2.329 tỷ đồng, tăng 21%; lãi trước thuế 296 tỷ đồng, gấp 9 lần cùng kỳ năm trước.

Nhieu doanh nghiep bao lai lon trong nua dau nam 2020, hang khong van tai van gong... lo
 Nhiều doanh nghiệp hé lộ kết quả kinh doanh trong 6 tháng 2020.

Tương tự, lãnh đạo Công ty Phân bón Bình Điền (BFC) cũng ước tính 6 tháng đầu năm, BFC đạt 77 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, thực hiện 50% kế hoạch năm và gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2, BFC cũng ghi nhận mức lãi gấp 3,9 lần cùng kỳ năm trước đạt 69 tỷ đồng.

Nhờ kinh doanh các mặt hàng hưởng lợi từ COVID-19, một công ty dệt may trên sàn báo lãi lớn. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2020, ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT Công ty Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) đưa ra ước tính doanh thu quý 2 đạt 39,2 triệu USD (905 tỷ đồng), tăng 15,5%; lợi nhuận sau thuế khoảng 3 triệu USD (69,3 tỷ đồng), tăng 36% so với cùng kỳ.

Ban lãnh đạo cho biết TCM đạt kết quả kinh doanh khả quan nhờ các đơn hàng khẩu trang vải kháng khẩu và đồ bảo hộ y tế xuất sang Mỹ bù đắp cho sự thiếu hụt trong đơn hàng truyền thống (áo thun).

Lũy kế 6 tháng doanh thu ước thực hiện 72,9 triệu USD (1.684 tỷ đồng), giảm 3,3% so cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 4,5 triệu USD (104 tỷ đồng), tăng 10% so cùng kỳ và thực hiện 55% kế hoạch năm.

Ngân hàng, công ty chứng khoán dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Trong 6 tháng, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) ước lãi trước thuế 1.870 tỷ đồng, tăng 67% so cùng kỳ và thực hiện 43% kế hoạch năm. Năm 2020, OCB đặt mục tiêu lãi trước thuế ở mức 4.400 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2019. Ban lãnh đạo của OCB cho biết room tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thực tế trong quý 1 đã hết room 10%, gia giảm thu nợ để cho vay, room tín dụng không có thì rất khó, không có cái để giải ngân. Ngân hàng đang chờ được cấp mới room tín dụng, nếu xin được thì kế hoạch lợi nhuận cả năm có thể sẽ đạt được.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thì ước tính lãi sau thuế khoảng 2.350 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020, tăng 61% so cùng kỳ và thực hiện 52% kế hoạch cả năm. Trong năm nay, VIB dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 11.094 tỷ đồng thông qua chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Một ngân hàng khác cũng vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Theo SCB, tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản đạt 598.412 tỷ đồng. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 528.720 tỷ đồng, tăng 40.013 tỷ đồng, tỷ lệ tăng ổn định 8,2% so với đầu năm. Trong khi đó, quy mô tín dụng đạt 344.033 tỷ đồng, tăng 3,04% so với 31/12/2019.

Đối với hoạt động tín dụng, SCB cũng bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19, tuy nhiên quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép, lần lượt là 1,23% và 0,67%.

Về kết quả kinh doanh, SCB chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 28,9 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm do Ngân hàng ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 2.174 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên gần 14.000 tỷ đồng.

Trong quý 2, thị trường chứng khoán đã dần phục hồi theo đó các công ty chứng khoán cũng báp lợi nhuận tăng trưởng, bù đắp lại cho kết quả kinh doanh đáng quên trong quý 1.

Tại ĐHĐCĐ của Chứng khoán SSI (SSI), Phó Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Nam ước tính tổng doanh thu và thu nhập khác ước đạt 2.370 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ và thực hiện 86% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế 6 tháng ước đạt 660 tỷ đồng, tăng 29% và thực hiện 76% kế hoạch.

Với Chứng khoán Agribank (AGR), Chủ tịch HĐQT Phan Văn Tuấn cho biết 6 tháng đầu năm ước thực hiện 49% kế hoạch doanh thu, con số ghi nhận là 108 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế ở mức gần 53 tỷ đồng, thực hiện được 60% kế hoạch. Xét riêng quý 2, Công ty báo lãi 36,5 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ 2019.

Còn tại Chứng khoán TP HCM (HCM), Tổng giám đốc Trịnh Hoài Giang cho biết lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm chắc chắn đạt 310 tỷ đồng, riêng quý 2 ghi nhận 180 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu luỹ kế 6 tháng của TNG giảm 7% so cùng kỳ

(Vietnamdaily) - Trong nửa đầu năm 2020, TNG ghi nhận doanh thu đạt 1.995 tỷ đồng, thực hiện được 43% kế hoạch.

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) cho biết tổng doanh thu tháng 6 đạt 548 tỷ đồng tăng 6% so cùng kỳ năm 2019. Riêng doanh thu nội địa đạt 167 tỷ đồng, tăng 55% so cùng kỳ.

Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu tiêu thụ đạt 1.995 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ và thực hiện 43 % kế hoạch cả năm.

3 cá nhân bị phạt tiền do vi phạm công bố thông tin giao dịch chứng khoán

(Vietnamdaily) - Tổng số tiền mà UBCKNN xử phạt với 3 cá nhân vi phạm công bố thông tin giao dịch trên thị trường chứng khoán tổng cộng là 68,5 triệu đồng.

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với một loạt cá nhân do báo cáo không đúng thời hạn về kết quả giao dịch.

Cụ thể, ông Phạm Văn Tuân đã mua 10.000 cp NHA của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HNX: NHA) vào ngày 22/8/2019 dẫn đến khối lượng cổ phiếu (tỷ lệ) sở hữu tăng từ 745.152 cp (4,95%) lên 755.152 cp NHA (5,02%) có quyền biểu quyết và trở thành cổ đông lớn của NHA.