Nhiều hộ dân bị chặn đường thoát nước kêu cứu chính quyền ở miền Tây

(Vietnamdaily) - Con mương thoát nước chung cho nhiều gia đình ở TP Sóc Trăng đã bị một gia đình lấn chiếm cất chòi nấu rượu.

Ngày 5/7, nhiều người ở khóm 1, phường 2, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) gửi đơn đến cơ quan chức năng và báo chí để kêu cứu vì con mương thoát nước cạnh đầu đường vào dự án khu dân cư Điền Vĩ Thành bị một hộ dân lấn chiếm và bịt kín.

Nhieu ho dan bi chan duong thoat nuoc keu cuu chinh quyen o mien Tay

 Bà Hiền chỉ phần mương thoát nước bị gia đình ông Hiệp lấn chiếm.

Một trong những người bức xúc là bà Cao Thị Thanh Hiền (55 tuổi) ở đường Trần Quang Diệu cho biết nhiều tháng nay, các hộ hàng xóm của bà - sống cạnh khu dân cư Điền Vĩ Thành thường xuyên gặp cảnh nước ngập nền nhà và ngửi phải mùi hôi thối nồng nặc khi trời mưa.

Nguyên nhân là nước mưa và nước thải sinh hoạt không có đường thoát ra cống hoặc xuống kênh mà tự thấm vào lòng đất.

Theo bà Hiền, nhiều gia đình ở đường Trần Quang Diệu và Trần Bình Trọng sử dụng chung con mương thoát nước trước nhà bà hơn 40 năm trước. Cạnh mương nước là bờ đất giáp với ao nuôi cá của một đơn vị trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.

Năm 1993, gia đình bên chồng của bà Hiền bán cho gia đình ông Lê Thanh Hiệp 4 m ngang mặt tiền đường Trần Bình Trọng. Sau đó, ông Hiệp làm giấy tờ đất thể hiện ngang hơn 5 m và giáp ranh là mương thoát nước thải rộng 2 m.

"Năm 2014, ông Hiệp hỏi chính quyền địa phương để xin cất chòi nấu rượu trên mương nước bị bồi lắng. Lãnh đạo phường 2 lúc đó có đồng ý cho ông Hiệp cất chòi nhưng cam kết là Nhà nước trưng dụng hoặc yêu cầu tháo dỡ thì phải chấp hành", bà Hiền kể.

Năm 2017, khu dân cư Điền Vĩ Thành nhận đất xây dựng dự án. Doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất và dự án chồng lên con kênh Tiểu đoàn Tây Đô (còn gọi là kênh 402) cạnh nhà bà Hiền.

Công ty Điền Vĩ Thành sau đó lấp kênh để làm dự án nên nước thải ở khu vực nhà bà Hiền với hàng xóm không thể thoát ra kênh Tiểu đoàn Tây Đô. Vì vậy, mọi người muốn khôi phục lại mương nước gia đình ông Hiệp lấn chiếm, để nước thải chảy ra cống ven đường Trần Bình Trọng.

Nhieu ho dan bi chan duong thoat nuoc keu cuu chinh quyen o mien Tay-Hinh-2
 Con  mương thoát nước trước nhà bà Hiền.

"Do gia đình ông Hiệp lấn mương thoát nước xuống cống đường Trần Bình Trọng đã khiến cho toàn khu vực phía sau bị ngập úng khi trời mưa. Những lúc mưa lớn, gia đình tôi và hàng xóm phải lội bì bõm trong nước hôi thối.

Do nước tự thấm xuống lòng đất nên mỗi khi có người đi vệ sinh thì người sau phải chờ khoảng 1 giờ nước mới rút hết. Vì vậy, nhiều tháng nay vợ chồng tôi phải đi tắm nhờ ở nhà bà con. Sợ nhất là nước dơ bẩn tù đọng là mầm móng phát sinh dịch bệnh", bà Hiền bức xúc.

Ông Nguyễn Văn Quận là ngời được gia đình ông Hiệp ủy quyền tham gia giải quyết khiếu nại của các hộ dân khi được UBND phường 2 mời làm việc. Theo ông Quận, khu vực này trước đây là đất quân sự nhưng đã giao cho Nhà nước quản lý.

Khi Nhà nước giao đất cho doanh nghiệp làm dự án khu dân cư thì phần đất cạnh nhà ông Hiệp không giao cho ai quản lý. Gia đình ông Hiệp cất chòi và muốn ổn định khu đất này và muốn Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Ông Trần Văn Thọ, Phó chủ tịch UBND phường 2, cho biết cơ quan chức năng xác định gia đình ông Hiệp lấn chiếm mương thoát nước. Mương này trước đây ít sử dụng do nước chảy xuống kênh Tiểu đoàn Tây Đô. Vì vậy, các hộ dân cạnh nhà ông Hiệp cần phải sử dụng lại mương này để thoát nước ra đường Trần Bình Trọng là việc cần thiết.

Nhieu ho dan bi chan duong thoat nuoc keu cuu chinh quyen o mien Tay-Hinh-3

Đầu con mương ở đường Trần Bình Trọng (TP Sóc Trăng) bị gia đình ông Hiệp rào chắn.

"Ông Quận yêu cầu Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất là không chấp nhận được vì mương nước công cộng, nhiều người cần sử dụng. Chúng tôi từng bước động viên, nếu gia đình ông Hiệp không tự nguyện chấp hành thì xử lý bằng cách cưỡng chế theo quy định", lãnh đạo UBND phường 2 nói.

Đã mắt ngắm những cổng nhà xanh cây ôzô độc đáo ở xứ Lạng

Về với thôn Hồng Phong 1, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn lại được ngắm nhìn những cổng nhà xanh mướt độc-lạ được trồng từ cây ôzô tạo điểm khác biệt và hút mắt bất cứ ai đi qua.

Cách trung tâm thị trấn Bắc Sơn khoảng hơn 10 km là xã Chiến Thắng- mảnh đất nơi có những thung lũng quýt chín vàng.. Đây là vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi. Trước kia, mỗi gia đình trong xã thường trồng cây ôzô để tạo thành cổng nhà, bờ rào. Qua thời gian, cảnh vật đã mai một do nhiều người không có thời gian cắt tỉa và chăm sóc, hiện chỉ có khoảng vài hộ dân trong xã có loại bờ rào này.

Ảnh: Nhức nhối xe bán trái cây lấn chiếm lòng đường ở HN

(Kiến Thức) - Những người bán trái cây lấn chiếm hết vỉa hè, lòng đường của người tham gia giao thông. Trong khi các mặt hàng đều giới thiệu rẻ, ngon nhưng không rõ nguồn gốc.

Anh: Nhuc nhoi xe ban trai cay lan chiem long duong o HN
UBND TP Hà Nội vừa ban hành đề án "Thí điểm quản lý cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội”. Mục đích của đề án là hướng đến quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây theo hướng văn minh, hiện đại. Ảnh chụp tại Thanh Xuân Bắc (Quận Thanh Xuân, Hà Nội).