Nhiều người kiêng trứng khi bị sốt xuất huyết, điều này đúng không?

Trứng là thực phẩm quen thuộc rất giàu protein, vậy người bệnh sốt xuất huyết có nên ăn trứng không và ăn thế nào là hợp lý?

Nhiều người kiêng trứng khi bị sốt xuất huyết, điều này đúng không?

Người bị sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm (protein) cao hơn bình thường để bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong lúc mắc bệnh và thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể. Trứng là thực phẩm quen thuộc rất giàu protein, vậy người bệnh sốt xuất huyết có nên ăn trứng không và ăn thế nào là hợp lý?

1. Ăn trứng có lợi gì cho sức khỏe?

Trứng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao và dễ tiêu hóa cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ protein để hỗ trợ phản ứng miễn dịch và trứng rất tốt do rất giàu protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại virus và vi khuẩn.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trứng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: protein, chất béo, vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, folate, phosphor, selenium...

Thành phần dinh dưỡng trung bình trong 1 quả trứng lớn khoảng:

Lượng calo: 72 Tổng chất béo: 4,8g Tổng Carbohydrate: 0.4g Chất đạm: 6,3g Natri: 71mg Kali: 69mg Cholesterol: 186mg Vitamin A:160mcg, 5,4% giá trị hàng ngày (DV) Canxi: 24.1mg, 2,2% DV Sắt: 4,9% DV

Nhieu nguoi kieng trung khi bi sot xuat huyet, dieu nay dung khong?

Trứng rất giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Lòng trắng trứng chủ yếu bao gồm protein. Lòng trắng cũng giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin và magie, tốt cho sức khỏe tổng thể.

Hầu hết các chất dinh dưỡng đều tập trung trong lòng đỏ trứng. Lòng đỏ trứng ít protein hơn nhưng lại có phần lớn các vitamin A, B6, B12 và D, canxi, folate và omega-3, cung cấp cholesterol, axit béo thiết yếu. Vì vậy, lòng đỏ được cho là đậm đặc dinh dưỡng hơn, cung cấp khoảng 55 calo.

Trứng chứa nhiều choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho chức năng não khỏe mạnh và đóng một vai trò trong sức khỏe của tim. Những chất chống oxy hóa quan trọng này bảo vệ mắt, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.

Trứng cũng giàu protein và chứa sắt, folate và vitamin A, tất cả đều quan trọng đối với sự tăng trưởng, sửa chữa và phát triển của tế bào.

2. Người bệnh sốt xuất huyết có nên ăn trứng không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người bệnh sốt xuất huyết, giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng, giảm nguy cơ bị bệnh nặng và giúp người bệnh nhanh hồi phục hơn.

Khi bị mắc sốt xuất huyết, cơ thể rất mệt mỏi, sức đề kháng giảm sút nên nên việc bổ sung dinh dưỡng và tăng cường thực phẩm giàu chất đạm (protein) có thể giúp người bệnh sốt xuất huyết bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi trong lúc mắc bệnh, thúc đẩy quá trình hồi phục cơ thể.

Theo TS. BS Nguyễn Thanh Danh, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng TP. HCM, người bị sốt xuất huyết cần được cung cấp đạm cao hơn bình thường. Trong giai đoạn phục hồi cần tăng năng lượng và đạm. Khi xuất viện, người bệnh cần được tiếp tục theo dõi, ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa...

Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và mô mới cho cơ thể. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng. Protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.

Thực phẩm giàu protein lành mạnh bao gồm: thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt...

Trong số các chất dinh dưỡng có trong trứng, protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Nhieu nguoi kieng trung khi bi sot xuat huyet, dieu nay dung khong?-Hinh-2

Trứng rất giàu protein tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

3. Ăn trứng thế nào là an toàn?

Trứng rất dễ ăn và có nhiều cách chế biến. Người bệnh có thể ăn trứng luộc, súp trứng, cháo trứng… Tuy nhiên, không ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống với canh hoặc cháo nóng để phòng ngừa ngộ độc do nhiễm khuẩn. Ăn trứng sống hoặc chưa nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Loại vi khuẩn này được tìm thấy nhiều trên vỏ trứng và cả bên trong trứng.

Nên lựa chọn trứng có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo an toàn và bảo quản trứng trong tủ lạnh. Loại bỏ quả trứng bị nứt hoặc trứng bẩn. Nấu chín kỹ trứng và thức ăn có trứng.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, người lớn khỏe mạnh có thể ăn tối đa 1 quả trứng mỗi ngày. Những người ăn chay do không ăn thực phẩm chứa cholesterol làm từ thịt có thể ăn nhiều trứng hơn miễn là chế độ ăn vừa phải. Trứng rất tốt đối với trẻ em, trẻ em có thể ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày.

Đối với người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch, không ăn quá 2 quả trứng mỗi ngày. Với người bị tăng huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng tuy nhiên không ăn quá 1 quả 1 lần và 1 tuần không nên ăn quá 2 lần. Người bị gout không nên ăn quá 3 quả trứng/tuần, tuyệt đối không tiêu thụ các loại trứng lộn.

Bất ngờ với kế hoạch của mẹ chồng suốt một năm tôi làm dâu

Tưởng lấy được chồng giàu thì sẽ được sống sung sướng nào ngờ lại khổ thế này.

Bất ngờ với kế hoạch của mẹ chồng suốt một năm tôi làm dâu

Lần đầu tiên tôi về ra mắt nhà bạn trai, mẹ anh ấy đã phản đối gay gắt. Vì ngoài vẻ xinh đẹp thì tôi chẳng có gì, không biết nấu ăn, không có việc làm. Dù bị bố mẹ bạn trai phản đối nhưng hai chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau.

Sau 4 năm mặc gia đình can ngăn, chúng tôi vẫn yêu nhau, cuối cùng bố mẹ bạn trai đã đồng ý cho chúng tôi cưới. Về làm dâu được đúng một tuần thì mẹ chồng phát cho tôi một bộ đồ công nhân và bảo xuống xưởng học may. Tôi vô cùng sửng sốt và nói là không biết may, nếu làm công việc đó thì tôi đi bán quần áo cho chị họ còn hơn.

TP HCM sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, tiếp nhận điều trị 6.000 ca SXH

Dịch sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn TP HCM liên tục tăng. Tình huống xấu nhất khi số ca SXH lên tới 6.000.

TP HCM sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, tiếp nhận điều trị 6.000 ca SXH

Từ đầu năm đến nay, các cơ sở y tế tiếp nhận hơn 26.000 người đến khám, tăng gần 230% so với cùng kỳ năm 2021. Hơn một nửa trong đó phải nhập viện điều trị.

TP HCM san sang cho tinh huong xau nhat, tiep nhan dieu tri 6.000 ca SXH
Dịch SXH diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn TP HCM liên tục tăng. Tình huống xấu nhất khi số ca sốt xuất huyết lên tới 6.000. 

Lý do không được tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, nhiều người dân ngại không tới bệnh viện thăm khám, tự ý truyền dịch hạ sốt dẫn tới sốc.

Lý do không được tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết
Một cô gái 28 tuổi trú tại TP.HCM đã tử vong vì truyền dịch ở phòng khám tư. Chiều 3/7, bệnh nhân được gia đình đưa đến với các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao, đau đầu, được chẩn đoán sốt xuất huyết ngày đầu. Để xử trí, phòng khám đã cho bệnh nhân truyền dịch trước khi xảy ra biến chứng nặng.

Ngay sau đó, bệnh nhân đã được phòng khám đưa đến bệnh viện cấp cứu vào tối 3/7 trong tình trạng mạch bằng 0, ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ cố gắng hồi sức nhưng bệnh nhân được xác định đã tử vong ngoại viện.

Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, tiếp nhận một thanh niên 17 tuổi bị ngừng tim do sốc truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết nhưng do mẹ làm hộ lý tại một bệnh viện của Hà Nội đã cho con truyền dịch tại nhà, không vào viện điều trị.

Khi đưa đến khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã ngừng tim 30 phút, được tiến hành cấp cứu, ép tim và tim đã đập trở lại. Sau đó, bệnh nhân lại ngừng tim lần 2.

Với nỗ lực cao nhất, các bác sĩ đã hồi sức tim cho bệnh nhân thành công và tiến hành đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, tình trạng quá nặng, bệnh nhân đã tử vong hai ngày sau đó do suy đa tạng.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch hội truyền nhiễm TP.HCM, việc tự ý truyền dịch để hạ sốt rất nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân sốt xuất huyết. Hiện tại, ở TP.HCM và các tỉnh phía nam có dịch sốt xuất huyết, người dân tuyệt đối không tự truyền dịch khi bị sốt.

Với sốt xuất huyết, ở giai đoạn 1, trong 3 ngày đầu, bệnh nhân thường có biểu hiện mất dịch: Sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau mình mẩy, chán ăn, nôn ói. Nhiều người nghĩ rằng truyền dịch để mau hồi phục, hạ sốt, khỏe hơn nhưng thực chất lại rất nguy hiểm.

Khi cơ thể đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, nếu truyền dịch dễ bị sốc. Vì vậy, khi sốt, người bệnh còn ăn uống được thì bù bằng nước hoa quả, nước đun sôi để nguội, nước rau, oresol...

Ngay cả trong bệnh viện, tỷ lệ truyền dịch cũng rất thấp. Những bệnh nhân chỉ định truyền dịch là người bị mất nước mà không đưa nước vào được bằng đường miệng; hoặc người bị mất nước nặng, nhiều mà bổ sung nước bằng đường miệng không kịp sẽ truyền.

Ly do khong duoc tu y truyen dich tai nha khi bi sot xuat huyet
Nguy cơ sốc rất cao nếu tự ý truyền dịch khi sốt. 

Tin mới