Nhiều sao lạ hình thành sau vụ nổ Big Bang

(Kiến Thức) - Trong một thiên hà xa xôi được gọi là MACS1149-JD1 - các ngôi sao được hình thành sớm hơn trong lịch sử vũ trụ theo các quan sát mới. MACS1149-JD1 là một trong những vật thể xa nhất tính từ Trái đất mà các nhà khoa học có thể quan sát.

Ngoài ra, cùng một nghiên cứu cho thấy ngôi sao MACS1149-JD1 là nguồn oxy lâu đời nhất và thiên hà xa nhất với một phép đo khoảng cách chính xác, đồng tác giả nghiên cứu Nicolas Laporte, một nhà nghiên cứu tại Đại học London (UCL) nói với Space.com.
Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 
Bây giờ, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhóm tại UCL và Đại học Osaka Sangyo tại Nhật Bản đã thực hiện một phép đo chính xác về dịch chuyển của thiên hà khi bước sóng của ánh sáng được kéo dài dạng quang phổ đỏ.
Dạng đo này có thể cho chúng ta biết ánh sáng phát ra từ vật thể ở cách xa bao nhiêu, tốc độ vũ trụ giãn nở thiên hà ra sao khi ánh sáng được phát ra...
Trong đó việc xác định oxy, tuổi của các ngôi sao trong thiên hà này được thể hiện rõ ràng. Oxy được tạo ra trong các ngôi sao thế hệ cũ đã chết và sau đó phát ra các đám mây khí trong thiên hà.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ

Sử dụng Đài Quan sát ALMA ở Chile, nhóm nghiên cứu đã đo các thuộc tính của một đường phát xạ oxy hóa ion kép trong quang phổ MACS1149-JD1, cho thấy sự dịch chuyển của thiên hà là khoảng 9,11. Các phép đo quang phổ đỏ trong thiên hà này cho thấy nó khoảng 550 triệu năm tuổi, theo một tuyên bố của UCL về công trình mới.
Bằng cách nghiên cứu dữ liệu hồng ngoại từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA / ESA và Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA , nhóm nghiên cứu đã quan sát độ sáng của thiên hà. Quan sát này cho thấy có sự hình thành sao đáng kể trong thiên hà này chỉ 250 triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, theo tuyên bố mới cho hay.

Xôn xao cấu trúc sao lạ quanh cụm sao hình cầu NGC 288

(Kiến Thức) - Phát hiện mới liên quan tới cụm sao hình cầu NGC 288 vừa được các nhà khoa học công bố.

Một nhóm các nhà thiên văn học dẫn đầu bởi Andrés E. Piatti của Đài quan sát thiên văn Córdoba ở Argentina vừa công bố một thông tin gây sốt liên quan tới cụm sao hình cầu NGC 288.
Xon xao cau truc sao la quanh cum sao hinh cau NGC 288
Nguồn ảnh: Phys. 
Trước giờ, NGC 288 được biết đến như một cụm sao hình cầu nằm cách trái đất khoảng 28.700 năm ánh sáng trong chòm sao Sculptor. Với độ tuổi ước tính khoảng 10,6 tỷ năm, cụm sao này có mật độ sao thấp, các ngôi sao liên kết khá lỏng lẻo với nhau. Tuy nhiên, ở khu vực ngoài rìa, kéo dài từ phía nam lên đông bắc của cụm sao này, các nhà khoa học còn phát hiện có một cấu trúc sao biệt lập kéo dài tận 1.100 năm ánh sáng đang hình thành sao mới.

Ngôi sao "khủng" ngang Mặt trời nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất

(Kiến Thức) - Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời rất háu ăn vừa xuất hiện trong hệ Mặt trời gây chấn động giới khoa học.

Theo đó, các nhà khoa học NASA vừa phát hiện bộ đôi sao nhị phân, đặt tên lần lượt là Kronos và Krios theo truyền thuyết thần thoại Hy Lạp, cách Trái đất tận 320 năm ánh sáng. Ngôi sao "khủng" cỡ Mặt trời này được cho là đã nuốt chửng 15 hành tinh cỡ Trái đất.
Ngoi sao "khung" ngang Mat troi nuot chung 15 hanh tinh co Trai dat
Nguồn ảnh: Ibtimes. 
Trong lần phát hiện mới nhất, bộ đôi sao này được cho là đang trong tình trạng háu ăn khủng khiếp. Dù có kích thước tương tự như Mặt trời nhưng nó được cho là có khả nuốt chửng tới 15 hành tinh đá có kích cỡ giống Trái đất. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học bầu khí quyển sao Kronos để tìm xem đâu là nguyên nhân khiến chúng nuốt chửng các hành tinh đá tàn khốc đến như vậy. Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.

Tin mới