Nhiều tàu sân bay nhưng tiêm kích hạm của Trung Quốc liệu có mạnh?
Dù đã sở hữu tới ba tàu sân bay, Không quân Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ có duy nhất một mẫu tiêm kích hạm với nhiều điểm yếu.
Hoàng Anh
Xem toàn bộ ảnh
Tiêm kích J-15 của Trung Quốc, hay còn mang biệt danh Phi Sa.
Mẫu tiêm kích này được Trung Quốc phát triển dựa trên phiên bản J-11B sản xuất trước đó và tiêm kích Su-33 từ Nga.
Tiêm kích này có trọng lượng rỗng 17,5 tấn, kèm theo khả năng mang tối đa 7 tấn vũ khí các loại.
Yếu điểm của mẫu tiêm kích này là động cơ yếu, kèm theo trọng lượng quá nặng nhưng lại sử dụng kiểu cất cánh bằng cầu nhảy khiến nó không thể được phóng từ tàu sân bay với trọng lượng tối đa.
Do vậy, tiêm kích J-15 không những không mang theo đầy đủ vũ khí khi cất cánh mà nó cũng không thể mang theo đầy đủ nhiên liệu nếu muốn cất cánh được từ tàu sân bay.
Điểm yếu chí tử này khiến cho các chiến đấu cơ J-15 bị giới hạn về tầm bay, giới hạn về số lượng vũ khí nó có thể mang theo, qua đó gián tiếp giới hạn về các kiểu nhiệm vụ mà J-15 có thể tham gia.
Dòng J-15 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế không quân hải quân Trung Quốc năm 2013 với kỳ vọng trở thành mẫu tiêm kích hạm chủ lực cho các nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của nước này.
Đến nay, chỉ có khoảng hơn 40 chiếc J-15 được chế tạo, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 50-60 phi cơ để duy trì khả năng vận hành, tác chiến và bảo dưỡng lực lượng tiêm kích hạm cho ít nhất hai tàu sân bay.
Độ tin cậy của động cơ WS-10H trên J-15 cũng chưa được chứng minh, nhất là khi Bắc Kinh vẫn gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại. Nhiều chiếc J-15 vẫn sử dụng động cơ AL-31F do Nga sản xuất cho tiêm kích Su-27.