Nhiều tê giác đen cực hiếm chết và sự thực "thảm họa"

(Kiến Thức) - Mới đây, việc cả loạt 8 con tê giác đen cực hiếm chết khi đang được di chuyển sang khu bảo tồn mới tại Kenya khiến cho ai cũng xót xa và lo lắng về "thảm họa" loài tê giác này sẽ tuyệt chủng.

Nhiều tê giác đen cực hiếm chết và sự thực "thảm họa"

8 con tê giác đen bị chết vì ngộ độc muối khi đang được di chuyển sang khu bảo tồn mới tại Kenya.

Hiện các quan chức bảo tồn ở Kenya đang vào cuộc điều tra các nhân viên bảo tồn, nhưng có lẽ việc bảo tồn động vật sai cách đã gây ra "thảm họa". Được di chuyển hàng trăm dặm xuyên Kenya để đến một khu bảo tồn mới, những con tê giác quý hiếm thiệt mạng vì ngộ độc muối.

 
Loài tê giác đen đang đối mặt "thảm họa" tuyệt chủng hoàn toàn khi số lượng cá thể của loài tê giác đen còn cực kỳ ít, chỉ khoảng 5.000 cá thể trên khắp châu Phi.

Việc di chuyển loài tê giác đang được tạm hoãn để đợi các chuyên gia tư vấn độc lập đưa ra kết luận xung quanh cái chết của 8 con tê giác xấu số.

Tê giác đen là loài nằm trong danh sách các động vật đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp do sự săn bắn trộm thái quá để lấy sừng của chúng, được sử dụng chủ yếu để làm cán dao găm (như là một biểu tượng cho sự giàu có ở nhiều quốc gia).

Mời quý vị xem video: Báo động nhiều động thực vật tuyệt chủng

Tê giác đen có tên khoa học là Diceros bicornis, là một loài động vật có vú thuộc bộ guốc lẻ (Perissodactyla) sinh sống tại các khu vực miền đông và trung châu Phi bao gồm Kenya, Tanzania, Cameroon, Cộng hòa Nam Phi, Namibia và Zimbabwe.

Tê giác đen nhỏ hơn tê giác trắng và có môi trên nhọn có thể cầm nắm được, được chúng dùng để ăn lá và cành non. Tê giác trắng có các môi vuông để ăn cỏ. Cũng có thể phân biệt tê giác đen với tê giác trắng theo kích thước hộp sọ. Hộp sọ, tai của tê giác đen nhỏ hơn và phần trán của chúng là rõ nét hơn. Tê giác đen cũng không có bướu trên vai dễ phân biệt như tê giác trắng.

Tê giác “phát điên” vì linh cẩu đeo bám dai như đỉa

Dù có sức mạnh đáng sợ nhưng tê giác mẹ vẫn phải loay hoay tìm cách bảo vệ con trước những con linh cẩu đeo bám dai như đỉa.

Tê giác “phát điên” vì linh cẩu đeo bám dai như đỉa

Mời quý vị xem video: Tê giác "phát điên" vì chiến thuật đeo bám dai như đỉa của linh cẩu

Sau 1 tháng tìm bạn tình, tê giác trắng đực duy nhất đã chết

Con tê giác trắng đực duy nhất trên Trái Đất tên Sudan đã qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya, hi vọng mong manh lai tạo loài tê giác trắng càng suy giảm.

Sau 1 tháng tìm bạn tình, tê giác trắng đực duy nhất đã chết

Hồi đầu tháng Sudan đã xuất hiện trong một quảng cáo trên ứng dụng hẹn hò Tinder để "tìm bạn tình". Mỗi lượt xem hồ sơ của Sudan trên Tinder, người dùng sẽ được hướng đến trang web của chiến dịch "Gã độc thân lý tưởng nhất thế giới" do khu bảo tồn Ol Pejeta, Kenya và Tinder tổ chức.

Thông qua chiến dịch, các chuyên gia động vật hy vọng có thể quyên góp đủ 9 triệu USD cho phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, nhằm duy trì nòi giống cho loài động vật này.

Tuy nhiên, chú tê giác trắng Sudan 45 tuổi gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Cơ và xương bị thoái hóa, da cũng bị nhiễm trùng nặng.

Tê giác trắng đực duy nhất trên Trái Đất từng được bảo vệ 24/7 tại Kenya
 Tê giác trắng đực duy nhất trên Trái Đất từng được bảo vệ 24/7 tại Kenya

Nhen nhóm nỗ lực tái sinh loài tê giác trắng châu Phi

Sudan, con tê giác trắng đực cuối cùng trên thế giới đã chết. Song nỗ lực để cứu loài tê giác trắng và nhiều loài vật khác đang được nhen nhóm.
 

Nhen nhóm nỗ lực tái sinh loài tê giác trắng châu Phi

Gần một thập kỷ qua, con tê giác trắng tên Sudan, sống ở khu bảo tồn rộng khoảng 2.800km2 tại Ol Pejeta, miền núi Kenya, châu Phi. Lính gác có vũ trang bảo vệ Sudan 24 giờ mỗi ngày trước sự rình rập của những kẻ săn trộm, vì nó thuộc về loài vật đang trên bờ vực tuyệt chủng.

Tin mới