Nhìn 3 bộ phận này, có thể biết tương lai con cao hay thấp?

Cha mẹ nào cũng mong rằng con mình sẽ có chiều cao lý tưởng trong tương lai, và ta hoàn toàn có thể dự đoán được điều đó từ lúc trẻ còn nhỏ.

Nhìn 3 bộ phận này, có thể biết tương lai con cao hay thấp?
Chiều cao của con trẻ luôn là một vấn đề được cha mẹ quan tâm hiện nay bởi theo họ đây là những yếu tố ảnh hưởng đến tương lai của chúng. Và có một sự thật là bạn hoàn toàn có thể dự đoán một cách tương đối chiều cao của bé yêu nhà bạn thông qua những bộ phận sau.
Kích thước bàn chân
Thông thường bạn sẽ thấy những bạn có chiều cao khủng thì sẽ có bàn chân lớn và ngược lại, thế nên có thể nói đây cũng sẽ là một yếu tố để bạn đánh giá.
Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát những thay đổi ở bàn chân của con mình, nếu bàn chân to hơn bàn chân của trẻ cùng tuổi nghĩa là sau này trẻ sẽ phát triển rất cao, nếu bàn chân của trẻ ngắn hơn về cơ bản sẽ có chiều cao trung bình.
Nhin 3 bo phan nay, co the biet tuong lai con cao hay thap?
Cánh tay dài
Ngoài chân thì tay cũng là một bộ phận mà bạn có thể dùng đó để làm “thước đo” chiều cao của bé sau này.
Khi bé được khoảng 5 đến 6 tuổi, cha mẹ có thể quan sát cánh tay của trẻ, nếu cánh tay dài và thon thì chắc chắn trẻ sau này sẽ cao. Khi để cánh tay ở trạng thái duỗi thẳng, lòng bàn tay mở ra, nếu cánh tay của bé dài thì điều đó sẽ phản ánh rằng bé có thể có chiều cao vượt trội so với các bạn bè của bé.
Chân dài
Trên cơ thể phần chân sẽ chiếm phần nhiều chiều cao của cơ thể chúng ta, thế nên việc bé yêu nhà bạn có một đôi chân dài thì khả năng sau này bé phát triển vượt bậc là một điều có thể xảy ra.
Vì vậy, khi trẻ lớn lên khoảng 4 tuổi, tỷ lệ cơ thể về cơ bản đã được hoàn thiện, cha mẹ có thể dựa vào tỷ lệ cơ thể của trẻ để xem trẻ có thể cao thêm hay không.
Cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé
Theo các nghiên cứu, sau khi sinh, nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đây là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa, ít sữa thì cần xin ý kiến từ những chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa công thức tốt nhất cho con của mình.
Khi trẻ đã lớn hơn thì cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm: chất đạm, chất béo, đường, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các xương dài của trẻ, bên cạnh đó có giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn vitamin D giúp xương chắc khỏe. Còn đối với các chất đạm động vật chứa đầy đủ các axit amin đóng vai trò quan trọng trong việc cấu trúc cơ thể. Bên cạnh đó trẻ cần được bổ sung các loại dưỡng chất như: Canxi, mangan, DHA, kẽm, Magie,...
Bên cạnh đó, việc trẻ có tăng chiều cao hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào “sụn phát triển” hay còn được gọi là quá trình cốt hoá. Để quá trình này diễn ra tốt hơn cần bổ sung các chất như: vitamin D, K2, Osteocalcin, Calcitriol,... Những thực phẩm nên cho trẻ sử dụng trong giai đoạn này là: Cá, tôm, sữa, sữa chua, trứng gà, phô mai,...
Cho trẻ vận động nhiều hơn
Trẻ không cao cũng đừng quá lo lắng, cha mẹ hãy điều chỉnh bằng cách tập thể dục, không nên để trẻ ở nhà lâu trong giai đoạn phát triển chiều cao.
Đảm bảo cho trẻ vận động vừa đủ, hoạt động ngoài trời nhiều hơn để nâng cao vóc dáng, đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Những đứa trẻ yêu thích thể thao thường cao lớn hơn.
Ngủ nghỉ hợp lý
Việc để cho bé có thời gian ngủ một cách hợp khoa học là một điều vô cùng cần thiết ngoài hai yếu tố trên. Hormone tăng trưởng của bé sẽ được tiết ra hết mức nếu như bé duy trì được việc ngủ nghỉ đúng và đủ giờ.

Thuốc tăng chiều cao cho trẻ em: “Con dao hai lưỡi”

“Sử dụng thuốc cho trẻ em, kể cả vitamin, nó luôn luôn là con dao hai lưỡi, vì vậy cần sự kiểm soát rất chặt chẽ từ các nhà chuyên môn”.

Thuốc tăng chiều cao cho trẻ em: “Con dao hai lưỡi”
Không khó để bắt gặp trên mạng những quảng cáo “bắt tai bắt mắt” về thuốc tăng chiều cao vượt trội cho trẻ ở nhiều lứa tuổi. Các loại thuốc này có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản và Mỹ, với những lời quảng cáo “phát triển xương toàn diện”, “chiều cao tối ưu” cho trẻ 2-5 tuổi hay 6-13 tuổi… Tất cả đều đánh vào tâm lý của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ luôn mong mỏi con phát triển toàn diện, với chiều cao mơ ước.

Tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nắm rõ bí quyết vàng này

Tận dụng tối đa các giai đoạn vàng phát triển chiều cao cho trẻ sẽ giúp con đạt chiều cao lý tưởng. 

Tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nắm rõ bí quyết vàng này

Theo số liệu điều tra của Việt Nam năm 2010, nam trung bình cao 164,4cm, nữ 154cm. So với trung bình của thế giới hiện nay (nam 171cm, nữ 159cm), người Việt thấp hơn gần 7cm ở nam và 5cm ở nữ.

Với số liệu này, Việt Nam đứng thứ 182/200 quốc gia/vùng lãnh thổ ở chiều cao trung bình của nam, và 188/200 về chiều cao trung bình ở nữ. Các chuyên gia cho rằng chiều cao hoàn toàn cải thiện được nếu biết cách chăm sóc dinh dưỡng đúng cách, tận dụng giai đoạn vàng.

Bác sĩ Dương Công Minh - trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế của Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tăng trưởng chiều cao là nỗi lo chung của tất cả các ông bố bà mẹ. Hàng ngày ông gặp rất nhiều phụ huynh tìm tới tư vấn làm sao để con họ được cao.

Bác sĩ Minh cho rằng để phát triển chiều cao thì cần chăm sóc trẻ từ lúc mang thai. Bởi vì các nghiên cứu đều chỉ ra rằng 1000 ngày đầu đời có giá trị vô cùng to lớn đối với sự phát triển của trẻ. Đây là 9 tháng trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời. Thời gian này nếu con được chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ phát triển hoàn thiện. Đây được xem là giai đoạn vàng để trẻ có thể phát triển đặc biệt là chiều cao.

Tang chieu cao cho tre, cha me nam ro bi quyet vang nay
Tăng trưởng chiều cao ở trẻ, cha mẹ phải “giành giật” từng cm. Ảnh minh họa

Chiều cao chia làm 3 giai đoạn để trẻ phát triển:

Giai đoạn 1: giai đoạn trong bụng mẹ, bà mẹ cần ăn uống, ngủ nghỉ tốt để con có đủ dinh dưỡng, trẻ có cân nặng trung bình 3 kg. Chiều cao của trẻ phải đạt 50 cm trở lên.

Giai đoạn 2: là giai đoạn 3 năm đầu đời vì 1 em bé ra đời có chiều cao trung bình 50 cm. Sau 1 năm con có chiều cao 74 cm. 12 tháng đầu tiên của cuộc đời trẻ cao thêm 25 cm trẻ.

Từ 12 – 24 tháng trẻ cần tăng thêm 10 cm để trẻ đạt chiều cao trung bình 85 cm. 36 tháng (3 năm) trẻ phải đạt 95 cm. Chiều cao ở giai đoạn này tăng rất nhanh nếu bỏ lỡ thì sẽ không còn cơ hội nào khác vì đây là giai đoạn duy nhất trong cuộc đời trẻ tăng chiều cao nhanh.

Bởi vì từ 4 tuổi đến 10 tuổi, trẻ tăng trung bình  6- 8 cm/năm. Sau giai đoạn 10 tuổi tăng 4- 6cm. Vì vậy, 3 năm đầu đời là giai đoạn kim cương để con đạt được chiều cao lý tưởng.

Giai đoạn 3:  Đây cũng được xem là giai đoạn vàng tăng chiều cao đặc biệt, đó là  giai đoạn trước dậy thì 1 năm. Nếu ở giai đoạn này trẻ được ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ thì trẻ có thể tăng 10 – 12 cm.

Dấu hiệu để biết con bạn dậy thì đó là con trai dậy thì là tình trạng mộng tinh, vỡ giọng. Còn con gái thì có kinh nguyệt. Nếu trước khi dậy thì can thiệp dinh dưỡng tốt vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cái khó là phụ huynh không biết được khi nào con dậy thì. Vì vậy, bác sĩ Minh cho rằng bất cứ khi nào phụ huynh cũng nên theo dõi cân nặng, chiều cao để đến thời điểm con dậy thì thì bố mẹ đã chọn bệ phóng để bé có thể phát triển chiều cao.

Di truyền có ảnh hưởng?

Bác sĩ Minh chia sẻ ông thường xuyên gặp các bà mẹ đến xin bác sĩ tư vấn cho mình làm thế nào để chăm con cho bé tăng cân. Trong khi đó, đứa trẻ lại rất thấp còi. Và lý do mà phụ huynh "chỉ cần con tăng cân" đó là quan niệm “chim chích di truyền”, không mong muốn con cao hơn chỉ mong con khoẻ, tăng cân.

Trong khi đó, bác sĩ Minh cho rằng di truyền chỉ tác động đến chiều cao của trẻ 23% nhưng dinh dưỡng lên tới 32%. Nhưng cũng có nghiên cứu cho rằng di truyền có thể liên quan tới 50%. Nhưng bác sĩ Minh cho rằng phụ huynh nên xếp di truyền ở sau. Bởi vì có thể giai đoạn trước, bố mẹ trẻ do dinh dưỡng không đủ, bệnh lý nào đó nên dẫn đến thấp bé chứ chưa chắc bố mẹ nhỏ bé, thấp lùn là con sẽ thấp lùn nhỏ bé.

Nếu bố mẹ suy nghĩ do di truyền sẽ làm mất cơ hội tăng trưởng chiều cao của trẻ. Vì vậy bác sĩ Minh nhấn mạnh di truyền hãy để các nhà chuyên môn lo còn việc của bố mẹ vẫn chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ để tăng trưởng chiều cao.  Nếu trẻ sống trong môi trường tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì dù bố mẹ nhỏ bé, con vẫn có thể cao lớn.

Trong cuộc chiến tăng trưởng chiều cao cho con thực chất là giành giật từng cm cho con.

Ngoài ra, bác sĩ Minh cho rằng không nên cực đoan chỉ chọn chiều cao của trẻ mà bỏ quên cân nặng. Trong năm đầu đời cần đảm bảo cân nặng của trẻ đủ để tăng trưởng. Cân nặng của con với tháng tuổi của con phải nằm trong chuẩn tăng trưởng. Nếu phụ huynh chỉ nhăm nhăm tìm cách phát triển chiều cao không để ý đến cân nặng của con sẽ khiến trẻ nằm trong nhóm thể nhẹ cân cũng khó giúp trẻ vọt chiều cao.

Cân nặng và chiều cao đều quan trọng theo đúng biểu đồ tăng trưởng bởi vì nếu nhẹ cân hay đi kèm thấp bé. Tuy nhiên cũng không phải vì thế mà cổ xuý cho việc đẩy dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn dẫn đến thừa cân béo phì.

Bé gái “lênh khênh” như người khổng lồ vì 14 tuổi đã cao 2m27

Trương Tử Vũ sinh năm 2007 tại Tế Nam, Trung Quốc. Mới 14 tuổi nhưng cô bé đã sở hữu chiều cao “cực khủng” lên tới 2m27.

Bé gái “lênh khênh” như người khổng lồ vì 14 tuổi đã cao 2m27
Diêu Minh, sinh năm 1980, là vận động viên bóng rổ nổi tiếng của Trung Quốc. Ngoài tài năng, anh còn được chú ý bởi chiều cao đáng kinh ngạc 2m29. Tuy nhiên, cô bé Trương Tử Vũ đã vượt qua chiều cao này ở tuổi 14.

Tin mới