Nhìn lại 10 thảm kịch hầm mỏ tồi tệ nhất lịch sử nhân loại
Trong hơn một thế kỷ qua, một số thảm kịch hầm mỏ tồi tệ xảy ra ở một số nơi trên thế giới khiến vài chục cho đến hơn 1.000 người thiệt mạng. Mỹ là quốc gia xảy ra nhiều vụ tai nạn hầm mỏ nghiêm trọng.
Tâm Anh (theo History)
Ngày 10/3/1906, một trong những thảm kịch hầm mỏ tồi tệ nhất lịch sử xảy ra tại mỏ than ở Courrieres, Pháp. Theo đó, 1.099 người tử vong, bao gồm cả trẻ em. Với con số thương vong này, đây là một trong thảm kịch sập hầm tồi tệ nhất lịch sử châu Âu.
Vào ngày 1/12/1907, một vụ nổ kinh hoàng xảy ra tại khu mỏ Naomi cách thành phố Fayette, bang Pennsylvania, Mỹ 3,2 km đã khiến toàn bộ các thợ mỏ làm việc tại đây. Hậu quả là ít nhất 34 người tử vong.
Ngày 6/12/1907, một vụ sập hầm mỏ xảy ra tại thị trấn Monongah, bang West Virginia, Mỹ khiến 362 người tử vọng. Đây chỉ là con số chính thức. Một số nguồn tin cho rằng, số người tử vong trong thảm kịch nay có thể lên đến 500 người.
Đến ngày 13/11/1909, dư luận Mỹ rúng động khi xảy ra một vụ hỏa hoạn ở khu hầm mỏ tại thị trấn Cherry, bang Illinois. 259 người thiệt mạng trong thảm kịch này, bao gồm cả trẻ em.
236 công nhân tử vong trong vụ nổ hầm mỏ ở thị trấn Dawson, bang New Mexico, Mỹ vào ngày 22/10/1913. Nguyên nhân dẫn đến thảm kịch nay được cho là do các công nhân sử dụng thuốc nổ trái phép.
Vào ngày 9/5/1962, vụ nổ hầm mỏ tại thị trấn Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc gây rúng động dư luận khi khiến 682 người tử vong.
458 là số người tử vong trong thảm kịch hầm mỏ Mitsui tại thành phố Omuta, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản vào ngày 9/11/1963.
Vào ngày 28/5/1965, vụ sập hầm mỏ nghiêm trọng xảy ra ở bang Jharkand, Ấn Độ khiến hơn 300 người tử vong.
Ngày 17/12/1975, một thảm kịch hầm mỏ xảy ra tại thành phố Dhanbad, bang Jharkhand, Ấn Độ khiến 372 công nhân tử vong ngay lập tức. Sau đó, 130 người khác thiệt mạng khi nước từ khu mỏ lân cận tràn vào nhấn chìm khu hầm mỏ khi bức tường ngăn bị phá vỡ.
Công chúng bàng hoàng khi biết tin một thảm họa mỏ than xảy ra tại huyện Soma, tỉnh Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 13/5/2014. 301 người thiệt mạng trong thảm kịch kinh hoàng này.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc nỗ lực giải cứu thợ mỏ mắc kẹt sau vụ sập mỏ vàng. Nguồn: Truyền hình Nhân dân.
Sức sáng tạo mạnh mẽ khiến nhiều thiết kế được ra mắt. Bên cạnh item được chào đón, nhiều món đồ “thảm họa”, khiến bạn gặp một lần không muốn nhìn lại lần hai.
Chất liệu denim mang tới vẻ ngoài trẻ trung, khỏe khoắn và vô cùng thời thượng. Tuy nhiên, xu hướng thiết kế trang phục denim “lắp ghép” từ quần jean lại gây phản ứng mạnh. Người ta xem nó như món đồ “thảm họa” hơn là thiết kế đáp ứng nhu cầu mặc.
Đầu tư trang phục song vẻ ngoài của những người nổi tiếng này lại không được đánh giá cao. Dù diện đồ hiệu nhưng cách phối đồ thiếu tinh tế khiến họ bị cho là “thảm họa thời trang”.
Anne Hathaway nổi tiếng sành mốt song cũng có lúc bị gắn mác “thảm họa thời trang”. Xuất hiện tại sự kiện thời trang Valentino, Anne Hathaway khiến người hâm mộ bất ngờ bởi set đồ hồng đậm. Không chỉ trang phục, Anne còn chọn phụ kiện như giày, túi xách cùng màu. Bộ đồ được nhận xét không tôn lên vẻ đẹp trời phú của nữ diễn viên. Dù vậy, nó cũng giúp cô nàng làm mới phong cách thay vì những chiếc đầm dài quen thuộc. (Ảnh: Brightside)