Nhìn lại “sóng gió” trong mối quan hệ Mỹ-Triều Tiên

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích việc Tổng thống Trump quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ không mang lại bất cứ kết quả tích cực nào, bởi mối quan hệ giữa hai bên không thể xấu hơn được nữa.

Nhìn lại “sóng gió” trong mối quan hệ Mỹ-Triều Tiên
Trong khi thế giới đang rất mong chờ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới tại Singapore sẽ đạt được kết quả tốt đẹp thì ngày 24/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Tuy nhiên, trên thực tế có thể thấy, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng từng trải qua nhiều giai đoạn "thăng trầm" trong suốt hàng chục năm qua.
Năm 1994-2001: Chính quyền Bill Clinton tìm kiếm thỏa thuận với Triều Tiên
Đầu năm 1994, Triều Tiên đe dọa tái xử lý các thanh nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân để có thể sản xuất vũ khí hạt nhân. Chính quyền Tổng thống Mỹ Clinton khi đó đã cân nhắc nhiều biện pháp phản ứng, bao gồm việc tấn công vào cơ sở Yongbyon, nhưng cuối cùng đã chọn cách đàm phán với Bình Nhưỡng. Giữa cuộc khủng hoảng, nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-sung qua đời và con trai ông là Chủ tịch Kim Jong-il lên nắm quyền.
Tháng 10/1994, sau các cuộc đàm phán, Triều Tiên và Mỹ đã đi đến một thỏa thuận khung. Theo đó, Bình Nhưỡng đồng ý “đóng băng” và cuối cùng phá dỡ các cơ sở hạt nhân của nước này để đổi lại việc tiến tới bình thường hóa quan hệ với Washington.
Triều Tiên cũng chấp nhận dừng các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm trung và tầm xa miễn là các cuộc đàm phán với Mỹ còn tiếp diễn.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: DM.
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Ảnh: DM. 
2001-2003: Thỏa thuận giữa Mỹ-Triều Tiên sụp đổ
Khi Tổng thống George W. Bush nhậm chức vào năm 2001, chính quyền của ông đã có cách tiếp cận cứng rắp hơn với Triều Tiên, trì hoãn các cuộc đàm phán và hoài nghi liệu Bình Nhưỡng có tôn trọng thỏa thuận mà hai nước đạt được trước đó hay không?
Trong thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống Bush liệt kê Triều Tiên vào danh sách 3 quốc gia thuộc “trục ma quỷ” và vào tháng 10 năm đó, chính quyền Mỹ cáo buộc Triều Tiên đang bí mật làm giàu uranium. Cuối năm 2002, Triều Tiên yêu cầu các thanh tra Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) rời khỏi nước này và thỏa thuận khung giữa Mỹ-Triều Tiên cũng sụp đổ.
Vào tháng 1/2003, mối quan hệ Mỹ-Triều ngày càng trở nên xấu đi với việc Triều Tiên chính thức rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Bốn tháng sau, quan chức Mỹ khẳng định Triều Tiên thừa nhận sở hữu ít nhất một vũ khí hạt nhân.
2003-2006: Đàm phán 6 bên bắt đầu
Các cuộc đàm phán 6 bên với sự tham gia của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và Triều Tiên đã đi đến một tuyên bố chung vào năm 2005, trong đó Triều Tiên một lần nữa đồng ý về nguyên tắc từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của nước này, tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và chấp nhận các thanh tra IAEA.
Đổi lại, 5 quốc gia còn lại đồng ý hỗ trợ năng lượng cho Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc khẳng định sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và tiến tới bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, bước tiến triển này chỉ diễn ra ngắn ngủi. Vào tháng 7/2006, Triều Tiên đã tiến hành 7 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo, trong đó có tên lửa Taepo Dong-2 có khả năng tấn công bang Alaska của Mỹ. Song, vụ phóng này đã thất bại.
Năm 2006: Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên
Vào tháng 10/2006, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã bước sang một giai đoạn mới nguy hiểm với việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên, một động thái vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Các cuộc đàm phán 6 bên bắt đầu có sự chia rẽ. Tuy nhiên, đến tháng 7/2007, Triều Tiên quyết định đóng cửa cơ sở hạt nhân tại Yongbyon và chấp nhận vô hiệu hóa cơ sở này. Đổi lại, Bình Nhưỡng sẽ nhận được dầu mỏ và được loại khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên, những bất đồng về cách xác minh động thái của Triều Tiên lại một lần nữa khiến mối quan hệ này trở nên bế tắc.

Mời độc giả xem video: Mỹ sẵn sàng rời bỏ các cuộc thương lượng với Triều Tiên (Nguồn: VTC1)

Năm 2009: Triều Tiên thử hạt nhân lần hai
Ngày 24/5/2009, Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất lần thứ hai. Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc và chính quyền Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên. Năm 2011, Bình Nhưỡng ngỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán đa phương. Tuy nhiên, giữa lúc đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il qua đời và con trai út của ông là Kim Jong-un lên nắm quyền.
2012-2016: Triều Tiên đẩy mạnh thử nghiệm tên lửa-hạt nhân
Các cuộc thử nghiệm tên lửa-hạt nhân của Triều Tiên vẫn liên tục diễn ra dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un, bấp chấp những sự chỉ trích và các biện pháp cấm vận từ cộng đồng quốc tế.
Năm 2017: “Khẩu chiến” giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Năm 2017, thế giới nhiều lần chứng kiến những màn “khẩu chiến” giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hồi tháng 9/2017, Tổng thống Trump cho biết: “Nếu Mỹ buộc phải bảo vệ mình và đồng minh thì sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá hủy hoàn toàn Triều Tiên”, và gọi ông Kim Jong-un là “người tên lửa”.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cảnh báo Tổng thống Trump sẽ phải “trả giá đắt” vì đe dọa phá hủy Triều Tiên.
Tổng thống Trump (trái) quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Getty.
Tổng thống Trump (trái) quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Getty. 
Năm 2018: Thượng đỉnh Mỹ-Triều bị hủy bỏ
Tháng 3/2018: Mỹ và Triều Tiên thông báo về cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo hai nước dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 6/2018 tại Singapore. Đây là một dấu hiệu rõ ràng để cải thiện mối quan hệ Mỹ-Triều và là cuộc gặp lịch sử được cả thế giới mong đợi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thậm chí đã gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un để thảo luận và chuẩn bị trước cho cuộc họp thượng đỉnh Trump-Kim này.
Tuy nhiên, ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un để hủy cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới, với lý do là vì những phát ngôn "thịnh nộ và thù địch" gần đây của Bình Nhưỡng.
Theo nội dung trong bức thư của Tổng thống Trump, việc cuộc gặp không được diễn ra là "một cơ hội bị bở lỡ vì hòa bình lâu dài" và là "một thời khắc buồn của lịch sử".
Tuy nhiên, ngay sau khi vừa công bố bức thư gửi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Trump tuyên bố cuộc gặp này có thể diễn ra vào một thời điểm sau ngày 12/6.

Về phần mình, Triều Tiên cho rằng quyết định hủy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều của Tổng thống Trump đã đi ngược lại mong muốn của thế giới, song Bình Nhưỡng khẳng định vẫn sẵn sàng đàm phán với Mỹ bất cứ lúc nào.

Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến

Ngay trước cuộc Hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến, ngày 1/5 nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã quyết định thả tự do cho 3 công dân Mỹ gốc Hàn Quốc đang bị giam giữ tại trung tâm cải tạo lao động nước này.

Triều Tiên thả 3 tù nhân Mỹ trước hội đàm thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến
Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS
 Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên trong cuộc gặp vừa qua tại Triều Tiên - Ảnh: REUTERS

Thượng đỉnh Mỹ -Triều sẽ diễn ra tại Singapore vào giữa tháng 6?

Truyền thông Hàn Quốc cho biết Mỹ và Triều Tiên đã quyết định chọn Singapore làm địa điểm tổ chức cuộc gặp lịch sử, sau rất nhiều đồn đoán.

Thượng đỉnh Mỹ -Triều sẽ diễn ra tại Singapore vào giữa tháng 6?
Hãng thông tấn nhà nước Yonhap và báo Chosun Ilbo hôm 6/5 đồng loạt loan tin Singapore đã được chọn làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, trích dẫn các nguồn tin giấu tên.

Vì sao Singapore được chọn đăng cai Thượng đỉnh Mỹ-Triều?

Sau nhiều địa điểm được lựa chọn, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Vì sao Singapore được chọn đăng cai Thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Đặt "một chân" ở phương Đông và "một chân" ở phương Tây, lại là xã hội siêu hiện đại, an ninh, đôi khi bị châm chọc là “hơi khù khờ” chính trị, Singapore cuối cùng đã được chọn làm địa điểm diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên, vượt qua nhiều lựa chọn khác.
Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
 Một trong những vấn đề quan tâm nhất trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là nơi diễn ra Hội nghị đã được chốt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/5 đã xác nhận Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp đầu tiên trong lịch sử giữa một Tổng thống Mỹ đương nhiệm với nhà lãnh đạo Triều Tiên, sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.
“Chúng tôi đều cố gắng biến đây trở thành một khoảnh khắc vô cùng đặc biệt cho hoà bình thế giới!”, ông Trump đăng dòng tweet trên trang Twitter cá nhân.
Thông báo này được đưa ra sau chuyến thăm thứ hai của tân ngoại trưởng Mỹ Pompeo tới Triều Tiên hôm 9/5 nhằm trao đổi các bước chuẩn bị cho Hội nghị và đón 3 tù nhân người Mỹ vừa được Bình Nhưỡng trả tự do về nước.
Theo các nhà quan sát, trung tâm tài chính Singapore được chọn làm nước chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhờ quan điểm chính trị trung lập, những ưu điểm về an ninh được chứng minh qua nhiều lần tổ chức các hội nghị thượng đỉnh quốc tế.
Đảo quốc sư tử cũng là nơi áp dụng những hạn chế nghiêm ngặt với giới truyền thông và hoạt động tụ tập công cộng - những yếu tố cho phép một môi trường có kiểm soát và dễ được Triều Tiên ưa thích hơn.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes.
Những địa điểm cụ thể được lựa chọn tổ chức Hội nghị tại Singapore bao gồm Khách sạn Marina Bay (ảnh), Shangri-La và Sentosa. Ảnh: Straittimes. 
Ngoài ra, Singapore cũng ở vị trí hiếm có duy trì được mối quan hệ thân thiện với cả Washington và Bình Nhưỡng. Họ coi Mỹ là đối tác thân cận, trong khi Triều Tiên vẫn duy trì một đại sứ quán đầy đủ chức năng tại nước này.
Singapore và Triều Tiên có lịch sử hợp tác lâu dài – công ty luật đầu tiên và nhà hàng thức ăn nhanh đầu tiên tại Bình Nhưỡng đều do người Singapore tổ chức.
Nhìn rộng ra hơn thì Singapore cũng là lựa chọn dễ chấp nhận với Trung Quốc, đồng minh quan trọng duy nhất của Triều Tiên. “Là một quốc gia trung lập, khách quan, với những nguyên tắc ngoại giao được kính nể, và là một nước nhỏ không có tham vọng hay năng lực gây tổn hại tới lợi ích của các quốc khác, Singapore đáp ứng tốt tiêu chuẩn”, chuyên gia Lim Tai Wei, làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Á, thuộc trường Đại học Quốc gia Singapore, nhận định.
Với việc đồng ý gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một địa điểm cách xa Bình Nhưỡng 3.000km, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ phải di chuyển một quãng đường dài khỏi khu vực truyền thống của ông – chuyên gia Graham Ong-Webb, tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) bình luận.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi máy bay tới Đại Liên, Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 7/5 vừa qua. 
Kể từ khi lên nắm quyền tại Triều Tiên, ông Kim Jong-un hiếm khi rời khỏi đất nước và mới chỉ chính thức công du nước ngoài trong năm nay, với hai chuyến thăm đều tới Trung Quốc. Chuyến đi gần nhất của ông là bay bằng chuyên cơ tới thành phố Đại Liên, ở đông bắc Trung Quốc đầu tháng 5 này.
Ông Kim Jong-un cũng là nhà lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đặt chân lên đất Hàn Quốc trong vòng 65 năm qua tại cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử liên Triều với Tổng thống Moon Jae-in ngày 27/4 tại làng đình chiến Panmunjom.
Trước khi đưa ra lựa chọn Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng đề xuất tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng tại làng đình chiến Panmunjom, thuộc khu phi quân sự liên Triều (DMZ).
Quốc gia láng giềng của Triều Tiên là Mông Cổ cũng từng lọt vào danh sách các lựa chọn đăng cai hội nghị, bởi đây cũng là một quốc gia trung lập và gần gũi về địa lý với Triều Tiên.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes.
Khách sạn Shang-ri La, nơi diễn ra Đối thoại thường niên Shang-ri La. Ảnh: Straittimes. 

Tin mới