Thời điểm trước năm 1985, chỉ có những gia đình giàu có mới có thể sở hữu đài VEF 206. Các gia đình ở nông thôn bán cả lứa lợn cũng chưa chắc mua nổi chiếc đài Liên Xô này. Ảnh: Zing |
Bàn là Liên Xô và quạt con cóc là những vật dụng chỉ có trong nhà đại gia thời bao cấp. Ảnh: Tiền phong |
Ở thời bao cấp, chiếc ti vi đen trắng được coi là cả một gia tài mà chỉ gia đình có điều kiện mới mua được. Ngày đó, một chiếc ti vi đen trắng có giá tới 7 - 10 chỉ vàng. Ảnh: Facebook |
Ngày xưa, chỉ những gia đình có người đi lao động, học tập ở Liên Xô mới có được chiếc nồi áp suất. Ảnh: NLĐ |
Ngoài nồi áp suất, chỉ nhà ai có con đi Liên Xô mới mang được những chiếc đồng hồ này về. Trong nước hồi đó chỉ có thể mua được đồng hồ Trung Quốc. Ảnh: Zing |
Chiếc túi xách ngang như "hàng hiệu" ngày nay. Ảnh: Zing |
Ở miền Bắc thời kỳ bao cấp, xe đạp Thống Nhất là một tài sản cực kỳ lớn có giá tới nửa cây vàng nên chỉ dành cho giới đại gia. Ảnh; Zing |
Xe máy “đê đê” đỏ (DD) là ước mơ của nhiều người dân thời kỳ đầu thập niên 90. Ảnh: Internet |
Những chiếc phích nước, đĩa sắt tráng men Hải Phòng cũng là những đồ dùng quý thời bao cấp được cả nhà giữ gìn cẩn thận. Ảnh: Tiền phong |
Đài cassette Sony được coi là "hàng hiệu" chỉ có nhà giàu xưa mới đủ tiền mua. Ảnh: Vnexpress |
Video: Tỷ phú nông dân từ những quả trứng gà. Nguồn: VTV24