Nhìn lại toàn cảnh vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Nhìn lại toàn cảnh vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

(Kiến Thức) - Hậu quả khủng khiếp sau 2 vụ Mỹ thả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản tháng 8/1945 đến nay vẫn còn khiến nhiều người kinh hoàng.

Xem toàn bộ ảnh
Ngày 6/8/1945,  Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Hậu quả là có ít nhất 70.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác chết do nhiễm phóng xạ. Trong ảnh là những cột khói cao hơn 6.000m được tạo thành từ vụ nổ bom hạt nhân.
Ngày 6/8/1945, Mỹ thả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima. Hậu quả là có ít nhất 70.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác chết do nhiễm phóng xạ. Trong ảnh là những cột khói cao hơn 6.000m được tạo thành từ vụ nổ bom hạt nhân.
Ngày 9/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai mang tên "Fat man" xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản. Sau khi trở thành nước đầu tiên trên thế giới bị ném bom nguyên tử, Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Trong ảnh là đám mây hình nấm được tạo thành từ vụ nổ bom nguyên tử do Mỹ thực hiện.
Ngày 9/8/1945, Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai mang tên "Fat man" xuống thành phố Nagasaki, Nhật Bản. Sau khi trở thành nước đầu tiên trên thế giới bị ném bom nguyên tử, Nhật Bản đã chấp nhận đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Trong ảnh là đám mây hình nấm được tạo thành từ vụ nổ bom nguyên tử do Mỹ thực hiện.
Chỉ trong hai ngày trong tháng 8/1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên và duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh. Sức mạnh kinh hoàng của hai quả bom nguyên tử này gây ra thiệt hại lớn về người và của đối với Nhật Bản. Trong ảnh là một khu vực rộng lớn ở Hiroshima ngày 5/9/1945 gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau khi Mỹ thả bom hạt nhân tháng 8/1945 - chỉ vài ngày trước khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc.
Chỉ trong hai ngày trong tháng 8/1945, Mỹ lần lượt thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên và duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng trong chiến tranh. Sức mạnh kinh hoàng của hai quả bom nguyên tử này gây ra thiệt hại lớn về người và của đối với Nhật Bản. Trong ảnh là một khu vực rộng lớn ở Hiroshima ngày 5/9/1945 gần như bị xóa sổ hoàn toàn sau khi Mỹ thả bom hạt nhân tháng 8/1945 - chỉ vài ngày trước khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc.
Những người may mắn thoát chết trong thảm họa Mỹ thả bom nguyên tử bị thương nặng và chờ được điều trị ở thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945. Rất nhiều người mất nhà cửa, người thân và bị ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý sau khi trải qua sự kiện khủng khiếp trên.
Những người may mắn thoát chết trong thảm họa Mỹ thả bom nguyên tử bị thương nặng và chờ được điều trị ở thành phố Hiroshima ngày 6/8/1945. Rất nhiều người mất nhà cửa, người thân và bị ảnh hưởng lớn đến thể chất và tâm lý sau khi trải qua sự kiện khủng khiếp trên.
Dân thường Nhật Bản bị thương trong sự kiện Mỹ thả bom hạt nhân được các quân y điều trị, sơ cứu vết thương.
Dân thường Nhật Bản bị thương trong sự kiện Mỹ thả bom hạt nhân được các quân y điều trị, sơ cứu vết thương.
Những gì còn sót lại của một nhà máy ở phía trên bên trái nằm trơ trọi trên vùng đất trống ngày 4/9/1945 ở thành phố Nagasaki.
Những gì còn sót lại của một nhà máy ở phía trên bên trái nằm trơ trọi trên vùng đất trống ngày 4/9/1945 ở thành phố Nagasaki.
Trong ảnh là một phóng viên đứng trên khu vực từng đặt trụ sở văn phòng chính phủ và trung tâm triển lãm nghệ thuật hoang tàn ở Hiroshima sau khi nơi đây bị dội bom nguyên tử.
Trong ảnh là một phóng viên đứng trên khu vực từng đặt trụ sở văn phòng chính phủ và trung tâm triển lãm nghệ thuật hoang tàn ở Hiroshima sau khi nơi đây bị dội bom nguyên tử.
Hai người đi bộ qua một khu vực bị xóa sổ gần như hoàn toàn ở thành phố Hiroshima. Ảnh chụp ngày 8/9/1945.
Hai người đi bộ qua một khu vực bị xóa sổ gần như hoàn toàn ở thành phố Hiroshima. Ảnh chụp ngày 8/9/1945.
Nhiều tòa nhà, công trình dân sự lẫn công sự bị phá hủy hoàn toàn. Cả một vùng đất rộng lớn trở thành bình địa, không còn dấu hiệu sự sống con người.
Nhiều tòa nhà, công trình dân sự lẫn công sự bị phá hủy hoàn toàn. Cả một vùng đất rộng lớn trở thành bình địa, không còn dấu hiệu sự sống con người.
Binh lính và dân thường Nhật Bản đổ ra ngoài đường sau khi trải qua sự kiện Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Họ không khỏi xót xa khi chứng kiến thành phố sầm uất một thời bị phá hủy, trở nên tiêu điều, xơ xác.
Binh lính và dân thường Nhật Bản đổ ra ngoài đường sau khi trải qua sự kiện Hiroshima bị ném bom nguyên tử. Họ không khỏi xót xa khi chứng kiến thành phố sầm uất một thời bị phá hủy, trở nên tiêu điều, xơ xác.

GALLERY MỚI NHẤT