Dầu gió là 1 dạng tinh dầu, dùng để bôi, có tác dụng trị giải nhiệt, tiêu sưng, giảm ngứa. Thông thường, người ta bôi dầu gió vào thái dương để trị đau đầu, bôi vào chân tay để ngừa muỗi đốt...(Ảnh minh họa) |
Thế nhưng bạn có biết rằng, bôi một ít dầu gió vào rốn mỗi tối trước khi ngủ có thể giúp bạn cải thiện đường tiêu hóa, ngủ ngon hơn, cải thiện chứng táo bón, điều hòa kinh nguyệt..? |
Trong xã hội hiện đại, việc đảm bảo chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng. Nhỏ một giọt dầu gió vào rốn trước khi ngủ, bạn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ dễ dàng. |
Dầu gió có mùi thơm nhẹ, the mát sẽ giúp toàn cơ thể cảm thấy sảng khoái, thoải mái. Hơn nữa, dầu gió tính ấm, giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, đả thông kinh mạch, làm ấm cơ thể. |
Chứng táo bón là một trong những chứng bệnh cực nhiều người mắc phải do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, không đủ chất. Mỗi tối trước khi đi ngủ, nếu bạn bôi một chút dầu gió vào rốn đó có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa hoạt động hiệu quả. |
Đồng thời, dầu gió có tác dụng thúc đẩy bài tiết các chất có hại trong phân, giữ ẩm cho đường ruột và giảm táo bón. Thói quen này rất thích hợp cho người thường xuyên ngồi văn phòng, ít vận động. |
Rốn rất mỏng manh, do đó, nếu không chú ý chăm sóc và vệ sinh, cũng như không thay đổi thói quen ăn uống thì sẽ gây hại cho các cơ quan nội tạng bên trong. Hơn nữa, khi rốn bị lạnh sẽ gây tiêu chảy. |
Y học cổ truyền Trung Quốc khuyên nhỏ 1 giọt dầu gió vào rốn mỗi tối để có thể cải thiện hiệu quả sức khỏe đường tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, làm cho đường tiêu hóa dễ chịu hơn. |
Dầu gió làm ấm cơ thể, phụ nữ nhỏ một giọt dầu gió lên rốn khi ngủ cũng có thể xua tan lạnh giá ở vùng tử cung. Đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, dầu gió sẽ giúp vùng bụng không bị lạnh, đỡ đau hơn. |
Lưu ý, dầu gió tuy rất tốt nhưng những trường hợp mắc bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai khi dùng dầu gió cần có sự tư vấn của các bác sĩ. Đặc biệt, không bôi lên niêm mạc, vùng mắt, vết thương hở. Cũng không nên dùng dầu gió để điều trị viêm mũi, ho và cảm lạnh, vì đây có thể là một tác dụng giả dược. |
Mời độc giả xem thêm video: Xông hơi, giải cảm như thế nào là đúng? (Nguồn video: THĐT)