Nhờ đâu Phân bón Bình Điền lãi quý 1 gấp 3 lần cùng kỳ?

(Vietnamdaily) - Cổ đông không kiểm soát đã gánh phần lỗ lên đến 2,6 tỷ đồng do vậy lãi ròng của Công ty đạt hơn 7 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý 1/2019.
 

CTCP Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 888 tỷ đồng, giảm 12% so cùng kỳ. Giá vốn hàng bán chỉ chiếm 780 tỷ giúp Công ty ghi nhận lãi gộp hơn 108 tỷ, tăng 9% so cùng kỳ.

Doanh thu tài chính trong kỳ đạt gần 2,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 813 triệu trong cùng kỳ năm 2019; chi phí tài chính lại giảm gần 6 tỷ đồng về 23 tỷ đồng.

Trong kỳ, Công ty chi khá nhiều cho hoạt động bán hàng cùng quản lý doanh nghiệp, hai khoản chi phí này chiếm lần lượt 55 tỷ và 26 tỷ, tăng 34% và tăng 13%.

Khấu trừ thuế thì Phân bón Bình Điền ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý 1 này giảm 15% so cùng kỳ ở mức gần 4,6 tỷ đồng.

Tuy vậy thì cổ đông không kiểm soát đã gánh phần lỗ lên đến 2,6 tỷ đồng do vậy lãi ròng của Công ty đạt hơn 7 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với quý 1/2019.

Nho dau Phan bon Binh Dien lai quy 1 gap 3 lan cung ky?
 

Chia sẻ trong báo cáo thường niên năm 2019, Phân bón Bình Điền nhận định thị trường phân bón trong năm tiếp tục có những khó khăn, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất phân bón ngày càng gay gắt.

Bên cạnh đó thời tiết không thuận lợi ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên cũng như các tỉnh miền Tây đã làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng khó khăn.

Ngoài ra giá cả một số mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa tiếp tục giảm mạnh so với năm trước nên nông dân đã cắt giảm đầu tư, ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ phân bón trong năm.

Năm 2020, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty dự báo sẽ còn nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19. Đồng thời ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính sách về thuế phòng vệ đối với mặt hàng DAP nhập khẩu, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt... sẽ là những tác động trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Do vậy, Phân bón Bình Điền đặt kế hoạch gần 6.023 tỷ đồng tổng doanh thu năm 2020, giảm 3,3% so với tổng doanh thu đạt được năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất hơn 153 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2019, trong đó lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ 102 tỷ đồng.

Về sản lượng, dự kiến lượng sản xuất trong năm đạt 635.495 tấn, tăng 2,5% so với năm 2019 còn sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 630.871 tấn, tăng 2,7% so với năm 2019.

Nợ đầm đìa, đối tác kiện, tài khoản và tài sản của Vinachem bị phong tỏa

(Vietnamdaily) - Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét 2019 của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) thể hiện các khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác khiến Tòa án nhân dân Hà Nội, TP HCM phong tỏa tài khoản cũng như các tài sản là cổ phiếu.

Theo đó, Công ty cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã kiện đòi Vinachem thanh toán số tiền 12,48 triệu USD lên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

Ngày 9/1, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dừng thanh toán bảo lãnh tạm ứng số tiền 8,4 triệu USD của BIDV cho Vinachem chờ phán quyết của VIAC. Vinachem đã gửi đơn khiếu nại lên Tòa án nhưng không được chấp nhận.

Vinachem tiếp tục thoái vốn toàn bộ tại doanh nghiệp sở hữu nhiều lô đất đắt giá

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về phiên đấu giá cổ phần của CTCP Sơn Tổng Hợp Hà Nội do Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam (Vinachem) nắm giữ.
 

Theo đó, Vinachem sẽ đưa hơn 3,2 triệu cổ phần Sơn Tổng Hợp Hà Nội ra đấu giá với giá khởi điểm 24,296 đồng/cổ phần. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào ngày 5/12 tại HNX.

Sơn Tổng Hợp Hà Nội được biết đến là doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Sơn Đại Bàng, được cổ phần hóa từ ngày 1/1/2006, hiện có vốn điều lệ hơn 120 tỷ đồng, trong đó, Vinachem là cổ đông lớn nắm giữ hơn 3,2 triệu cổ phần, tương ứng 27% vốn.