Nhờ đâu Vicem Bút Sơn toàn trúng thầu lớn, tiết kiệm cực thấp?

Thống kê cho thấy, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn đã thực hiện mời thầu 584 gói, tổng giá trị trúng thầu là hơn 8.809,8 tỷ đồng. Đáng nói, nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp, thậm chí giá trị bằng 0.

Vicem Bút Sơn phát triển ra sao?
Theo thông tin giới thiệu tại website: http://www.vicembutson.com.vn/, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn là đơn vị thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam, tiền thân là Công ty Xi măng Bút Sơn được thành lập theo Quyết định số 54/BXD-TCLĐ ngày 28/1/1997 của Bộ Xây dựng, khi đó, Công ty có 1 dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất thiết kế 4.000 tấn clinker/ngày đêm, tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm.
Thực hiện chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngày 06/12/2005 Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Xi măng Bút Sơn.
Ngày 23/3/2006, Bộ Xây dựng có Quyết định số 485/QĐ-BXD điều chỉnh phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Xi măng Bút Sơn thành Công ty CP Xi măng Bút Sơn. Từ ngày 1/5/2006, Công ty chuyển hoạt động từ mô hình doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Ngày 5/12/2006, cổ phiếu Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn với mã cổ phiếu là BTS chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).
Ngày 17/5/2004 Thủ Tướng Chính Phủ đã có văn bản số 658/CP - CN cho phép đầu tư xây dựng dây chuyền 2 xi măng Bút Sơn với công suất 1,6 triệu tấn/năm. Công trình được khởi công từ ngày 26/1/2007. Đầu năm 2009 dây chuyền 2 Bút Sơn chính thức đi vào hoạt động, nâng tổng công suất xi măng Bút Sơn lên 3 triệu tấn/năm.
Thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn có địa chỉ trụ sở chính tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất xi măng, vôi và thạch cao. Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là ông Đỗ Tiến Trình.
Nho dau Vicem But Son toan trung thau lon, tiet kiem cuc thap?
Đấu thầu tại Vicem Bút Sơn: Giá trị "khủng", tiết kiệm 0 đồng (ảnh minh hoạ: Internet).
Ít cạnh tranh, tiết kiệm 0%
Theo các chuyên gia đấu thầu, tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu được hiểu là một thước đo đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư công. Theo đó, tỷ lệ tiết kiệm càng cao thì càng có lợi cho ngân sách Nhà nước.
Theo dữ liệu từ hệ thống mạng đấu thầu cho thấy, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn đã thực hiện mời thầu 584 gói (với 619 thông báo mời thầu), công bố kết quả lựa chọn nhà thầu của 420 gói. Tổng giá trị theo gói thầu có kết quả lựa chọn nhà thầu hợp lệ là 10.637 tỷ đồng, trong đó tổng giá trị trúng thầu là hơn 8.809,8 tỷ đồng, tỷ lệ tiết kiệm đạt 17,18%.
Theo tìm hiểu ngẫu nhiên 16 gói thầu trong giai đoạn năm 2021 – 2022 tại Vicem Bút Sơn, hầu hết các gói thầu đều có tỷ lệ tiết kiệm ở mức rất thấp, thậm chí bằng 0. Tổng giá trị trúng thầu của 16 gói thầu này là hơn 1.283 tỷ đồng, tuy nhiên, tiền tiết kiệm cho ngân sách chỉ đạt hơn 17 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tiết kiệm khoảng 1,35%.
Đơn cử, ngày 1/3/2021, Công ty TNHH Đầu tư Vawaz Việt Nam được lựa chọn là đơn vị trúng gói thầu Cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất xi măng thuộc dự án cùng tên do Công ty CP Xi Măng Vicem Bút Sơn làm chủ đầu tư/bên mời thầu với giá trúng thầu là 71,4 tỷ đồng (bằng với giá dự toán gói thầu), tiền tiết kiệm là 0 đồng.
Tương tự, tại gói thầu Cung cấp đất phong hóa phục vụ sản xuất (năm 2021), nhà thầu trúng thầu là liên danh Công ty TNHH Vận tải Tiến Ngân và Công ty CP Xây dựng và Phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nam với giá trúng thầu là 18,150 tỷ đồng, con số này cũng hoàn toàn trùng khớp với giá dự toán gói thầu, đồng nghĩa với việc không tiết kiệm được đồng nào cho nguồn vốn.
Cũng trong tháng 3/2021, liên tiếp trong các ngày 24, 25/3, nhà thầu được chọn là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Sơn và Công ty TNHH Dịch vụ vận tải và xếp dỡ Nam Sơn trúng các gói thầu Bốc xếp xi măng DC 1 và 2 với giá trị lần lượt là 9,86 tỷ đồng và 8,84 tỷ đồng. Cả 2 gói thầu này số tiền tiết kiệm bằng 0 đồng…
Phần lớn các gói thầu trên đều do ông Đỗ Tiến Trình, Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn ký và ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, tại một số gói thầu do Công ty CP Xi Măng Vicem Bút Sơn làm chủ đầu tư/bên mời thầu, xuất hiện tình trạng chỉ có duy nhất 1 nhà thầu tham gia nộp hồ sơ dự thầu và nghiễm nhiên trúng thầu…

Điểm danh loạt dự án lỗ nặng của "ông lớn" Vicem

(Kiến Thức) - Bên cạnh lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng của công ty mẹ, nhiều công ty con của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) làm ăn thua lỗ, mất vốn.

Diem danh loat du an lo nang cua
Thông tin trên báo Vietnamnet cho hay, Bộ Tài chính vừa công bố kết quả tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm 2017 của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Ảnh: Vietq.  

Loạt ông lớn ngành "xi măng" bị điểm danh vì khai thác khoáng sản vượt giấy phép

(Vietnamdaily) - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ tên hàng loạt doanh nghiệp thành viên Vicem vi phạm trong việc thăm dò và khai thác khoáng sản. Đáng chú ý là tình trạng khai thác vượt công suất được phép đã xảy ra ở hàng loạt đơn vị lớn của Vicem

Kết luận được Kiểm toán Nhà nước đưa ra trong báo cáo kết quả kiểm toán chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017 - 2021 tại Tổng công ty Ximăng Việt Nam, được công bố mới đây. Kiểm toán Nhà nước cho biết 5 công ty thành viên (công ty con) thuộc Vicem đã khai thác vượt công suất được cấp phép hàng triệu tấn đá vôi mỗi năm để sản xuất ximăng, clinker. Trong đó, Công ty cổ phần ximăng Hoàng Mai (Vicem Hoàng Mai) đã vi phạm Luật khoáng sản năm 2010, tổ chức thăm dò khoáng sản khi chưa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép. Tại mỏ đá vôi Hoàng Mai B (tỉnh Nghệ An) do Vicem Hoàng Mai khai thác để sản xuất ximăng và clinker, Kiểm toán Nhà nước phát hiện trong năm 2019, Vicem Hoàng Mai khai thác vượt công suất 212.208 tấn đá vôi, năm 2020 khai thác vượt 82.860 tấn đá vôi, năm 2021 khai thác vượt 153.740 tấn đá vôi, so với giấy phép khai thác khoáng sản được cấp vào năm 1995.
Loat ong lon nganh
Nhà máy ximăng Hải Phòng - Ảnh: V.H/ Tuổi trẻ
Tương tự, ở mỏ đá Tràng Kênh (TP Hải Phòng), Công ty TNHH MTV ximăng Vicem Hải Phòng (Vicem Hải Phòng) đã khai thác vượt công suất cấp phép 84.572 tấn đá vôi để sản xuất ximăng, clinker trong năm 2021. Trong năm 2021, Công ty ximăng Vicem Tam Điệp (Vicem Tam Điệp) cũng khai thác vượt công suất mỏ đá vôi Hang Nước (tỉnh Ninh Bình) khoảng 111.188 tấn đá vôi, so với giấy phép được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp. Còn tại mỏ sét Ba Sao (tỉnh Hà Nam), trong quá trình khai thác sét phục vụ sản xuất ximăng, clinker, Công ty cổ phần ximăng Bút Sơn (Vicem Bút Sơn) đã hai năm liên tiếp khai thác vượt công suất mỏ nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể, năm 2019 Vicem Bút Sơn khai thác vượt công suất mỏ sét Ba Sao khoảng 215.380 tấn, năm 2020 khai thác vượt công suất 43.350 tấn so với giấy phép được cấp. Bên cạnh tình trạng khai thác vượt quá mức cho phép, kiểm toán còn chỉ ra nhiều vấn đề trong việc tuân thủ bảo vệ môi trường. Cụ thể, Vicem Bỉm Sơn với mỏ đá vôi Yên Duyên, theo báo cáo của doanh nghiệp là đã thực hiện các thủ tục báo cáo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, hồ sơ đã được tiếp nhận nhưng đến thời điểm kiểm toán công ty vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định. Trước tình trạng này, KTNN đề nghị Tổng công ty Xi măng Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hoạt động khai thác khoáng sản. Trong đó có việc khai thác vượt công suất cho phép của Vicem Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp và Vicem Bút Sơn. Đồng thời KTNN kiến nghị xem xét kiểm điểm làm rõ trách nhiệm tập thể, các nhân trong việc khai thác khoáng sản vượt công suất tại hàng loạt đơn vị nêu trên. Mới đây, ngày 22/7, Hội đồng thành viên Tổng công ty Xi măng Việt Nam có văn bản gửi Tổng giám đốc Vicem, các đơn vị thành viên yêu cầu thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước kiểm toán Chuyên đề quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trong đó có nội dung khắc phục các vấn đề trên.