Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng gây áp lực lên VN-Index, GAS trở thành trụ cột chính của chỉ số

Dưới ảnh hưởng của quyết định nâng lãi suất của FED, hai chỉ số thị trường đã tiếp tục giảm điểm trong tuần 13-17/6. Trong đó, VN-Index giảm 5.2%, về mức 1,217.3 điểm, còn HNX-Index kết thúc tuần với 280.06 điểm, giảm 8.6%.

Khác với điểm số, thanh khoản trên 2 sàn lại có diễn biến trái ngược nhau. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đã tăng hơn 13% so với tuần trước, đạt hơn 612 triệu cp/phiên. Trong khi đó, thanh khoản trung bình tại sàn HNX tiếp tục giảm thêm 5.11%, về mức gần 75 triệu cp/phiên.

Đà giảm điểm của VN-Index tuần qua ghi nhận sự ảnh hưởng lớn từ nhóm cổ phiếu ngân hàng khi trong 10 cổ phiếu tiêu cực nhất có đến 6 cổ phiếu thuộc nhóm này, bao gồm CTG, MBB, VPB, TCB, BID, VIB. Trong đó CTG là cổ phiếu kéo giảm mạnh nhất với hơn 4.2 điểm. Còn nếu tính tổng cộng, 6 cổ phiếu này đã làm mất gần 20 điểm của chỉ số.

Sự kiện đáng chú ý nhất của ngành ngân hàng cũng như nền kinh tế toàn cầu nói chung trong tuần qua chính là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa có nước đi quyết liệt nhất trong nhiều thập kỷ nhằm sớm kiểm soát lạm phát khi nâng lãi suất cơ bản thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994. Sau quyết định nâng lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết khả năng tạo ra đợt hạ cánh mềm đang giảm dần vì các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của Fed, như cuộc chiến Nga-Ukraine, Covid-19 và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bên cạnh nhóm ngân hàng, GVR và HPG là 2 cổ phiếu ghi nhận mức kéo giảm đáng kể trong tuần qua với lần lượt 3.28 điểm và 3.02 điểm.

Trước áp lực của nhóm kéo giảm, GAS một lần nữa trở thành trụ cột cho VN-Index khi kéo tăng gần 8 điểm, trong khi SSB xếp thứ 2 chỉ kéo tăng gần 1.1 điểm.

Sức kéo của GAS vẫn được duy trì trong bối cảnh giá dầu vào ngày thứ 17/06 đã xuống đáy 4 tuần do lo ngại việc các ngân hàng trung ương lớn nâng lãi suất có thể làm trì trệ kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu năng lượng.

Trong khi đó, các cổ phiếu còn lại trong nhóm kéo tăng lần lượt thuộc các ngành như điện (REE, POW, VSH), phân bón – hóa chất (DGC, DCM), bán lẻ (MWG, MSN).

Trong bối cảnh các chỉ số thị trường đều chịu ảnh hưởng bởi quyết định của Fed, rổ VN30 cũng không ngoại lệ khi có đến 24 cổ phiếu kéo giảm trong tuần qua và chỉ có 6 cổ phiếu kéo tăng. Dẫn đầu sắc đỏ là VPB khi kéo giảm hơn 10 điểm của chỉ số. Trong khi đó, dẫn đầu 6 cổ phiếu kéo tăng vẫn là GAS với 1.7 điểm.

Đối với HNX-Index, các cổ phiếu trong nhóm kéo giảm không có cách biệt quá lớn về mặt điểm số và dẫn đầu là CEO với hơn 2 điểm kéo tăng. Ngược lại, lực kéo của nhóm kéo tăng chủ yếu tập trung ở THD với gần gần 5 điểm, trong khi VIF xếp thứ 2 chỉ kéo hơn 1 điểm.

Nhom co phieu nganh ngan hang gay ap luc len VN-Index, GAS tro thanh tru cot chinh cua chi so

Mỗi tuần một doanh nghiệp: Lợi nhuận quý 2 của Vietcombank được dự báo tăng 56%

(Vietnamdaily) - Do đó, lợi nhuận trước thuế quý II được dự báo tăng 56% so với cùng kỳ đạt 7.700 tỷ đồng.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa đưa ra báo cáo đề cập kết quả kinh doanh của Vietcombank (VCB). VDSC cho biết thu nhập lãi thuần trong quý II của Vietcombank được dự báo tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, biên lãi thuần (NIM) dự báo co hẹp so với cùng kỳ do nền cao của quý II/2021. Ngược lại, thu nhập phí thuần sẽ được hưởng lợi đáng kể từ nền so sánh thấp.

Eximbank dự kiến chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu trong quý 3

(Vietnamdaily) - Sau phát hành, Eximbank dự kiến tăng vốn điều lệ từ hơn 12.355 tỷ đồng lên hơn 14.814 tỷ đồng.

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) vừa thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức.

Theo đó, Eximbank dự kiến phát hành 245,89 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ. Thời gian hoàn thành việc tăng vốn điều lệ dự kiến trong quý 3/2022.