Nhóm doanh nghiệp chậm trả 2.500 tỷ đồng trái phiếu

Các lô trái phiếu chậm thanh toán gốc và lãi của nhóm này có tổng giá trị phát hành lên đến gần 2.500 tỷ.

Nhom doanh nghiep cham tra 2.500 ty dong trai phieu

Một nhóm doanh nghiệp liên tục công bố chậm trả lãi gốc trái phiếu. Ảnh: Trọng Hiếu.

Nhóm doanh nghiệp thời gian vừa qua đã công bố thông tin về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Các lô trái phiếu của 3 doanh nghiệp kể trên đều được tư vấn, lưu ký bởi CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI). 

Cụ thể, CTCP Đầu tư Thủy Hòa trong kỳ báo cáo 6 tháng/năm (từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022) cho biết lô trái phiếu THH.Bond.2018 mới chỉ thanh toán được 1 tỷ đồng tiền lãi trong tổng số gần 465 tỷ đồng. Trái phiếu THH.Bond.2018 phát hành vào ngày 17/9/2018, tổng giá trị 945 tỷ đồng. Kỳ hạn 7 năm.

Bên cạnh đó, Công ty TNHH Viễn thông Trịnh Gia Nguyễn vào ngày 13/4 vừa qua chưa thanh toán được gần 576 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu mã Trinhgianguyen.Bond.2020. Công ty cho biết lý do chậm/không thanh toán gốc lãi do tổ chức phát hành đang trong quá trình đàm phán cùng người sở hữu trái phiếu.

Trái phiếu mã Trinhgianguyen.Bond.2020 được phát hành vào 16/4/2020, tổng giá trị 1.400 tỷ đồng trái phiếu. Kỳ hạn 7 năm. Lãi suất kỳ đầu tiên tối thiểu bằng 12,5%/năm. Các kỳ tiếp theo lãi suất được tính bằng lãi suất cơ sở (+) tối thiểu 5,5%/năm.

Ngày 6/4/2020, Công ty TNHH Viễn thông Trịnh Gia Nguyễn (Trịnh Gia Nguyễn) đã nhận chuyển nhượng 100% vốn góp Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Du lịch Nha Trang (Công ty Nha Trang) – công ty mẹ sở hữu 99,8% vốn CTCP Đầu tư du lịch Hồng Ngọc Việt. Đây là chủ đầu tư dự án Nha Trang Seahorse Resort & Spa (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa).

IDJ Việt Nam, Năm Bảy Bảy... và loạt doanh nghiệp bất động sản bị tuýt còi

Trong 33 dự án chưa đủ điều kiện giao dịch tại Bình Thuận có nhiều cái tên quen thuộc với thị trường của nhiều “ông lớn" như:  IDJ Việt Nam, Năm Bảy Bảy, Khang Linh, Trung Sơn Bắc…

Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản gửi chủ đầu tư của 33 dự án bất động sản để chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn. Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, các dự án này được một số chủ đầu tư và đơn vị phân phối dự án kinh doanh tiến hành rao bán, chuyển nhượng thông qua các hình thức đặt cọc giữ chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền người mua không đúng quy định; đăng tải các thông tin dự án không đúng với tính chất, mục tiêu, quy mô đã được chấp thuận đầu tư…
Trong đó, có 17 dự án kinh doanh khu dân cư, khu đô thị và 16 dự án du lịch nghỉ dưỡng ở Bình Thuận chưa đủ điều kiện đưa vào giao dịch, kinh doanh.

Khơi thông thanh khoản chuyển nhượng Vinhomes Ocean Park 2

Cho phép nối khoản vay tới 70%, với lãi suất cố định chỉ từ 7% trong 2 năm và ân hạn gốc 24 tháng - là giải pháp tài chính đột phá trên thị trường chuyển nhượng thứ cấp được áp dụng cho dự án Vinhomes Ocean Park 2.

Thời điểm vàng để mua nhà thấp tầng Vinhomes Ocean Park 2

Đầu tháng 4, giới đầu tư BĐS đang dồn quan tâm về dự án Vinhomes Ocean Park 2 với các sản phẩm thấp tầng. Đây là thời điểm nhiều chủ nhà bắt đầu phải cân đối tài chính khi sắp hết thời hạn hỗ trợ lãi suất từ chủ đầu tư (CĐT). Những nhà đầu tư (NĐT) “non vốn" chưa kịp có dòng tiền đang đối diện với áp lực gánh lãi suất ngân hàng, đành chấp nhận bán sản phẩm ở giá dưới mức mua cách đây 1 năm để sớm thoát hàng. Ngược lại, giai đoạn này lại là cơ hội đối với những NĐT “mua hụt" ở giai đoạn mở bán năm 2022; hoặc muốn đầu tư, sở hữu thêm BĐS ở vùng giá tốt, chuẩn chỉnh về pháp lý, có tiềm năng khai thác kinh doanh và tiềm năng tăng giá vượt trội.