Nhóm ngành thuỷ sản đang quay lại đà tăng trưởng mạnh?

(Vietnamdaily) - Trong một báo cáo ngành, SSI Research nhận định các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá tra trong nhóm ngành thuỷ sản được hưởng lợi từ COVID-19. 

Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD (+13% so với cùng kỳ) trong 4 tháng đầu năm 2021. Từ năm 2020 đến tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3-tháng 4/2021, khi xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17% -30% so với cùng kỳ. Trong Q2/2021, VASEP dự kiến xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ.

Đến cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi từ 2 cơ hội chính: (i) Giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19; và (ii) Tiếp tục tăng trưởng từ mảng bán lẻ và bán hàng trực tuyến trong khi nhu cầu từ kênh nhà hàng sẽ sớm phục hồi.

Các cổ phiếu thủy sản mà SSI khuyến nghị bao gồm VHC và FMC. SSI tin tưởng vào triển vọng tích cực của FMC với kế hoạch mở rộng công suất trong giai đoạn 2021-2025; và đối với VHC, ngoài nhu cầu cá tra phục hồi, mảng collagen và gelatin sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận mở rộng và tăng trưởng lợi nhuận.

Nhom nganh thuy san dang quay lai da tang truong manh?
 

Các doanh nghiệp xuất khẩu tôm được hưởng lợi từ làn sóng Covid mới

Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới, gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ấn Độ sản xuất khoảng 650.000-700.000 tấn tôm trong năm 2020 (-30% so với cùng kỳ). Làn sóng Covid-19 gần đây ở Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, trái ngược với nhiều dự báo về việc sản lượng sản xuất tôm ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2021.

Do đó, điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh (cụ thể là Ecuador, Indonesia, và Việt Nam) cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu - đặc biệt là ở Mỹ. VASEP dự báo xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu toàn cầu tăng nhẹ trong khi nguồn cung từ nhiều nước sản xuất sẽ giảm do Covid.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), xuất khẩu tôm nguyên liệu nước ấm của Ấn Độ sang Mỹ giảm -9% so với cùng kỳ về sản lượng và giảm 10% so với cùng kỳ về giá trị trong Q1/2021.

Trong khi đó, các nước đối thủ cạnh tranh của Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng. Ecuador là nước hưởng lợi tức thì, với mức tăng trưởng 37% so với cùng kỳ về sản lượng và 44% về giá trị trong Q1/2021 (2020: +50% so với cùng kỳ về giá trị). Ecuador có lợi thế cạnh tranh nhờ giá bán bình quân thấp nhất trong số nhóm 5 nước hàng đầu - cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ.

Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần tại Mỹ, với kết quả khả quan trong Q1/2021 cụ thể tăng 41% so với cùng kỳ về sản lượng và 10% so với cùng kỳ về giá trị.

Với tôm nguyên liệu, giá xuất khẩu của Việt Nam vẫn ở mức khá cao so với các đối thủ cạnh tranh (do tỷ trọng tôm sú có giá bán bình quân cao hơn). SSI lưu ý rằng giá bán bình quân đối với tôm thẻ chân trắng nguyên liệu vẫn khá ổn định (10 USD/kg), giá bán bình quân trong Q1/2021 giảm là do sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm để giảm tỷ trọng tôm sú với giá cao hơn.

Tỷ lệ doanh thu tôm thẻ chân trắng/tôm sú thay đổi từ 87/13 trong Q1/2020 thành 91/9 trong Q1/2021. Điều này là do tôm sú thường được tiêu thụ trong các kênh nhà hàng và khách sạn vẫn đang đóng cửa một phần do dịch Covid19.

Dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu đối với tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến). Trong Q1/2021, Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong Nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra được hưởng lợi từ nhu cầu tại Mỹ phục hồi

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam tăng 3% so với cùng kỳ trong Q1/2021 và 26% so với cùng kỳ trong nửa đầu tháng 4/2021, trong đó xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ.

Dữ liệu cho thấy ngành thủy sản phục hồi vững chắc. VASEP cũng dự kiến giá bán bình quân từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021 đã chạm đáy (do cả các yếu tố chu kỳ và nhu cầu dễ ảnh hưởng do dịch bệnh) và giá bán bình quân của tất cả các thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm.

Các công ty niêm yết trong ngành: Hầu hết các công ty có lợi nhuận ròng giảm do: (i) chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng nhanh hơn so với giá bán bình quân; và (ii) chi phí logistic cao hơn trong Q1/2021.

Trong khi giá bán bình quân có thể tăng dần vào cuối năm, chi phí logistics cao dự kiến vẫn sẽ tiếp diễn. Ngoài các công ty niêm yết đã đề cập trong bảng trên, nhiều công ty chưa niêm yết đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu mạnh trong Q1/2021, như Stapimex (+12% so với cùng kỳ) và Biển Đông Seafood (+20% so với cùng kỳ) - cả hai đều xuất khẩu mạnh sang thị trường Mỹ.

Ban lãnh đạo Vĩnh Hoàn nói gì về kế hoạch lợi nhuận đi lùi năm 2021?

(Vietnamdaily) - ĐHCĐ của CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vào ngày 29/04 đã thông qua nhiều nội dung quan trọng là định hướng chiến lược chính là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngoài phân khúc cá tra phi lê truyền thống.

Đối với năm 2021, ban lãnh đạo đặt mục tiêu doanh thu đạt 8,6 nghìn tỷ đồng, tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 700 tỷ đồng, giảm 3% so năm 2020.

Ban lanh dao Vinh Hoan noi gi ve ke hoach loi nhuan di lui nam 2021?
 

FMC ước tính doanh số tháng 4 đạt 16,4 triệu USD

(Vietnamdaily) - Doanh số chung của FMC trong tháng 4 đạt 16,4 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ. 
 

Theo thông tin từ CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), trong tháng 4, FMC ghi nhận chế biến 1.575 tấn tôm thành phẩm, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng nông sản đạt 175 tấn.

Ngoài ra, doanh số chung đạt 16,4 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ.