Nhựa Đông Á tăng lỗ sau soát xét, cty con bị ngừng sử dụng hóa đơn

CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) tăng lỗ ròng 6 tháng đầu năm 2023 thêm gần 42 tỷ đồng, lên mức gần 166 tỷ đồng sau soát xét.

Cụ thể, sau soát xét doanh thu thuần của Nhựa Đông Á vẫn không thay đổi, ở mức 959 tỷ đồng. Tuy nhiên giá vốn lại điều chỉnh tăng 4% lên 976 tỷ đồng khiến DAG lỗ gộp 17,4 tỷ đồng, trong khi báo cáo tự lập vẫn có lãi gộp 20 tỷ đồng.
Thêm vào đó, doanh thu tài chính điều chỉnh giảm phân nửa về còn 3 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính lại tăng 3% lên 41 tỷ đồng.
Sau cùng, DAG lỗ ròng 165,6 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, nặng hơn mức lỗ 124 tỷ đồng ở báo cáo tự lập, nâng lỗ luỹ kế lên 146 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán cũng nhấn mạnh, công ty con của DAG là Công ty TNHH Nhựa Đông Á là 151 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023. Công ty TNHH Nhựa Đông Á bị cưỡng chế ngừng sử dụng hoá đơn từ ngày 7/9/2023, đồng thời nợ ngắn hạn đã vượt quá tài sản ngắn hạn là gần 90 tỷ đồng.
Những điều kiện này cho thấy sự tồn tại không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty TNHH Nhựa Đông Á.
Nhua Dong A tang lo sau soat xet, cty con bi ngung su dung hoa don
 
Theo DAG, do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, nhất là các ngành liên quan đến bất động sản khiến doanh thu sụt giảm nên Công ty tiến hành trích lập thêm khoản dự phòng hàng tồn kho để phản ánh đúng hơn về lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp.
Trong khi cùng kỳ năm trước có lãi ròng hơn 8 tỷ đồng thì kết quả kinh doanh doanh nửa đầu năm nay của DAG ảm đạm do doanh thu thuần giảm nhanh hơn giá vốn. Thêm vào đó, chi phí lãi vay và chi phí vận hành đều tăng vọt.
DAG cho biết kết quả thua lỗ của Công ty do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Cụ thể, nguồn nhập nguyên vật liệu, bao gồm cả nhập khẩu và trong nước tăng cao do giá thành nguyên vật liệu tăng cao, chi phí liên quan đến nhập khẩu tăng, chi phí vận chuyển tăng cao. Ngoài ra, quá trình lưu trữ hàng hóa và sản xuất tạo ra nhiều phế liệu dẫn đến hàng bị hư hỏng nhiều nên giá trị xuất bán phế liệu thấp nhưng chi phí nguyên vật liệu cao.
Bên cạnh đó, với doanh thu sụt giảm mạnh trong khi các chi phí cố định để vận hành nhà máy tăng đáng kể… dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp không giảm so với doanh thu đạt được. Hàng tồn kho chậm luân chuyển tăng nên Công ty tiến hành trích lập dự phòng toàn Tập đoàn khoảng 35 tỷ đồng.
Mặt khác, khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến công nợ khó có khả năng thu hồi được, thậm chí nhiều khách hàng không có khả năng trả nợ, nên quý 2, Công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu. Từ đó, chi phí quản lý tăng đáng kể do trích lập dự phòng khoảng 88 tỷ đồng.

Thaiholdings báo lãi bán niên "vơi" 45% sau soát xét

CTCP Thaiholdings (THD) mới đây đã công bố BCTC hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận giảm mạnh so báo cáo tự lập.

Cụ thể, Thaiholdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 217,1 tỷ đồng trên báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022, giảm hơn 180 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tương ứng giảm 45%.

Điện Quang 'hụt' 56% lợi nhuận sau soát xét 6 tháng

Lãi ròng sau soát xét của DQC điều chỉnh giảm mạnh 56% so báo cáo tự lập từ mức 3,4 tỷ đồng về vỏn vẹn 1,2 tỷ đồng. 

CTCP Tập đoàn Điện Quang (HoSE: DQC) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng 2023 với các chỉ tiêu như doanh thu thuần vẫn giữ nguyên ở mức 441 tỷ đồng, giá vốn 302,5 tỷ đồng...
Riêng lãi từ liên doanh liên kết điều chỉnh giảm 2% về mức 2,4 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 4% lên 45 tỷ đồng.

Tin mới