Nhựa Tiền Phong và Nhựa Bình Minh trong cuộc chiến dành vị trí dẫn đầu

(Vietnamdaily) - CTCP Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) và CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP) là 2 đối thủ chính trên thị trường ống nhựa trong nước với tổng thị phần 55%.

Theo nhận định của Chứng khoán Bản Việt (VCSC), BMP và NTP sẽ tiếp tục giữ xu hướng phục hồi tốt vì nhu cầu xây dựng trong nước tiếp tục mạnh trong khi cạnh tranh từ các đối thủ lớn trong ngành đã hạ nhiệt.

So với BMP, NTP có tỷ lệ đòn bẩy cao hơn và dòng tiền yếu hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty cũng như mức cổ tức bằng tiền mặt.

Trong dài hạn, sự thận trọng của cổ đông lớn Sekisui Chemical trong việc hợp tác với NTP có thể sẽ khiến NTP gặp nhiều khó khăn hơn và cần nhiều thời gian hơn để giành được vị trí dẫn đầu thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng.

Nhua Tien Phong va Nhua Binh Minh trong cuoc chien danh vi tri dan dau
 Các chỉ số tài chính của NTP trong 4 quý gần đây (nguồn VietstockFinance)

Trong khi đó, BMP được hỗ trợ lớn bởi cổ đông lớn Siam Cement Group – SCG – của Thái Lan (Nawaplastic, một thành viên của SCG, nắm giữ 54% của BMP).

Về định giá, NTP tỏ ra hấp dẫn tại mức P/E 2019 là 9.2 lần trên cơ sở mục tiêu lợi nhuận do công ty đề ra. Trong khi P/E 2019 của BMP là 10,5 lần trên cơ sở dự báo của VCSC và P/E trượt 12 tháng của các công ty cùng ngành trong khu vực là 14,2 lần.

Tuy nhiên, VCSC cho rằng BMP, do có khả năng sinh lời cao hơn và lợi thế trong dài hạn nhờ hợp tác với SCG, nên đảm bảo định giá cao hơn so với NTP.

Nhua Tien Phong va Nhua Binh Minh trong cuoc chien danh vi tri dan dau-Hinh-2
Các chỉ số tài chính của BMP trong 4 quý gần đây (nguồn VietstockFinance) 

Dù vậy, cả hai doanh nghiệp đều có rủi ro là chi phí giá nhựa đầu vào biến động mạnh, cạnh tranh giá gay gắt hơn.

Về NTP, doanh nghiệp này hiện đang nỗ lực lấy lại vị trí sau khi mất thị phần vào tay BMP. NTP đã từng là công ty dẫn đầu ngành với sản lượng bán hàng năm cao nhất kể từ khi thành lập cho đến năm 2017 khi BMP giành lấy vị trí này.

Tăng trưởng doanh thu của NTP đi ngang trong giai đoạn 2017 và 2018 sau khi đạt tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) mạnh mẽ 21% giai đoạn 2013-2016.

Trong năm 2019, với tình hình kinh doanh thuận lợi hơn tính về mặt nhu cầu, cạnh tranh và xu hướng giá đầu vào. 

Diễn biến thâu tóm BMP là một bước đi quan trọng của chiến lược tích hợp chiều dọc của SCG trong mảng nhựa. Trong khi khoản đầu tư của Sekisui Chemical vào NTP thiên về mở rộng thị trường theo chiều ngang.

Các khoản đầu tư của SCG và Sekisui Chemical vào ngành nhựa Việt Nam có quy mô và tầm nhìn khác nhau. Theo quan điểm của VCSC, điều này phản ánh mức độ cam kết của từng công ty vào thị trường Việt Nam và sẽ dần ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động dài hạn của từng công ty.

Về cơ cấu cổ đông, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện vẫn đang nắm giữ 37% cổ phần tại NTP và cần phải thoái vốn trong tương lai gần. Trong năm 2017, Nawaplastic đã thoái vốn toàn bộ 23,8% cổ phần khỏi NTP, sau đó Sekisui Chemical đã mua lại 15% cổ phần.

Tuy nhiên, việc các cổ đông của NTP vẫn bất đồng ý kiến liên quan đến việc dỡ bỏ trần sở hữu nước ngoài tối đa (FOL) của công ty (hiện đang ở mức 49%) sẽ tiếp tục là trở ngại cho quá trình thoái vốn.

Về cổ phiếu, NTP đang ở "chiếu dưới" khi giao dịch sát mốc 40.000 đồng/cổ phiếu thì BMP đã trên 50.000 đồng/cổ phiếu.

Nhua Tien Phong va Nhua Binh Minh trong cuoc chien danh vi tri dan dau-Hinh-3
 Diễn biến cổ phiếu NTP và BMP trong vòng 1 năm qua

Nhìn lại những thương hiệu Việt nức tiếng thời bao cấp

(Kiến Thức) - Mỳ tôm Miliket, xe đạp Thống Nhất, quạt con cóc... là những thương hiệu Việt nổi tiếng thời bao cấp mà thế hệ trẻ bây giờ nhiều người không biết đến. Cùng Kiến Thức điểm danh lại những thương hiệu này. 

1. Xe đạp Thống Nhất Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân.
1. Xe đạp Thống Nhất
Chiếc xe đạp Thống Nhất thời bao cấp được coi như biểu tượng của sự giàu có, thành đạt và là niềm mơ ước của rất nhiều người. Thời đó, phải là gia đình khá giả mới có thể sở hữu được loại xe này. Ảnh: Nhân dân. 
2. Cao Sao Vàng Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân.
2. Cao Sao Vàng
Cao Sao Vàng - thương hiệu Việt nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả Liên Xô và các nước Đông Âu từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Hộp cao Sao Vàng “thần thánh” với người Việt Nam dường như trị được bách bệnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, đất nước mở cửa, cao Sao Vàng gặp khó với các loại dầu gió, dầu cao và các loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe nhập ngoại. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, sản phẩm này được rao bán nhiều trên các trang bán hàng nước ngoài với giá siêu đắt. Ảnh: Nhân dân. 

Soi đồ sành điệu của đại gia Việt những năm 80

(Kiến Thức) - Đồng hồ Polijit, xe đạp Phượng Hoàng,  bút mực Kim Tinh, dép nhựa Tiền Phong...là những món đồ gắn liền với giới đại gia Việt những năm 80. 

Soi do sanh dieu cua dai gia Viet nhung nam 80
 Những năm 80, thú chơi sành điệu của các đại gia Việt là đồng hồ hàng hiệu Polijit. Đây là đồng hồ của Liên Xô. Nó được xem như một món đồ đẳng cấp mà bất cứ thanh niên nào cũng ao ước. Ảnh: Lao động.