Nhũn não với sự biến mất bí ẩn của các nền văn minh nhân loại
Bất chấp nỗ lực của các nhà khảo cổ và sử gia, sự biến mất của một số nền văn minh trong lịch sử loài người vẫn là một bí ẩn.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
1. Nền văn minh của người Viking tại Greenland: Các nhà khảo cổ vẫn tự hỏi điều gì đã dẫn đến sự biến mất bí ẩn của các khu định cư Bắc Âu (Norse Settlements) của người Viking vào thế kỷ 15. Một số giả thuyết cho rằng đó là do Đại dịch hạch đen (Black Plague), một số khác lại tin rằng nguyên nhân đến từ những tên cướp biển Basque nham hiểm, tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng người Viking có thể đã không thích ứng với sự thay đổi của khí hậu.
Người Viking ở Greenland định cư trong thời kỳ ấm áp vào khoảng năm 1.000 sau CN, nhưng ngay cả trong thời kỳ lạnh giá được gọi là Kỷ băng hà nhỏ (Little Ice Age), họ vẫn sống chủ yếu dựa vào chăn nuôi và xây dựng các nhà thờ. Điều này đã làm lãng phí tài nguyên thiên nhiên như đất và gỗ. Trong khi những người Eskimo săn hải cẩu, cá voi đã sống sót với khí hậu tương tự.
Việc định cư của người Viking bắt đầu từ năm 985 sau Công nguyên, khi Erik The Red dẫn đầu một đội gồm 25 chiếc thuyền đến thuộc địa Greenland. Người ta cho rằng có 2 thuộc địa trong khu định cư của người Viking, một Khu định cư phía Đông lớn hơn và một Khu định cư phía Tây nhỏ hơn. Trong hàng trăm năm, dân số của họ chỉ tăng lên đến con số 5.000 người.
Dù cho sự biến mất của người Viking tại Greenland vẫn còn là một bí ẩn, nhưng một số người tin rằng Kỷ băng hà nhỏ đã khiến họ diệt vong, hoặc người Viking đã chết vì đói và rét.
2. Thành Troy: Câu chuyện về thành Troy được gắn liền với hai trường thi của Homer: Iliad và Odyssey trong thần thoại Hy Lạp. Trong khi rất nhiều các nền văn minh cổ đại để lại di tích vật chất cho hậu thế thì thành Troy được coi như một câu chuyện trong trí tưởng tượng của người xưa bởi trên trái đất thời hiện đại, người ta không thấy dấu vết của bức thành gắn liền với cuộc chiến tranh bất hủ và con ngựa gỗ huyền thoại.
Thế nhưng theo những nghiên cứu mới đây của các nhà sử học, thành Troy là có thật. Họ khẳng định rằng cách đây hơn 3.000 năm, thành Troy nằm trên một đỉnh đồi, gần bến cảng thông ra biển Aegae (hiện cảng này đã bị cát vùi lấp). Khi những nhà buôn Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha dong thuyền từ biển Aegae tới Biển Đen, họ đều dừng chân ở Troy để tiếp tế lương thực và giải trí.
Những dấu tích khảo cổ học mới được phát hiện như: mảnh thuyền và cọc sắt nằm rải rác dưới những lớp đất cách thành Troy (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) khoảng 4 km là bằng chứng cho thấy chiến thuyền Hy Lạp đã từng đậu ở đây trước khi tấn công vào thành, giống như lời kể của Homer trong anh hùng ca Iliad.
Vì sao thành Troy biến mất? Đó là câu hỏi mà nhiều thế hệ các nhà khoa học mất công đi tìm câu trả lời.
3. Nền văn minh Chan Chan:Theo các tài liệu nghiên cứu, nền văn minh Chan Chan khởi nguồn từ năm 850 trước Công nguyên và trải qua giai đoạn cực thịnh trong những năm đầu thế kỷ 15.
Tuy nhiên, nền văn minh này đã bị lụi tàn khi đế chế Inca xâm lược. Ngày nay nhân loại vẫn trầm trồ trước những tàn tích của nền văn minh Chan Chan như những hình vẽ khổng lồ, kỳ dị trên cao nguyên Nazca.
Người ta đưa ra rất nhiều giả thuyết xung quanh những hình vẽ. Nhiều người tin rằng những hình vẽ kỳ dị ấy là cách thức để người xưa liên lạc với sinh vật ngoài hành tinh.
Những cơn giận dữ của hành tinh vốn là nguyên nhân của đổ nát nhưng đến nay, đây còn được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự mất tích bí hiểm của nhiều nền văn minh trong lịch sử loài người.
>>>Xem thêm video:Bí ẩn chưa có lời giải về những hình vẽ “ngoằn ngoèo” giữa sa mạc. Nguồn: Kienthucnet.