Những Anh hùng Liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 (2)

(Kiến Thức) - Trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, rất nhiều Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh anh dũng ở cái tuổi đẹp nhất cuộc đời để bảo vệ nhân dân, đất nước.

Những Anh hùng Liệt sĩ trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 (2)
5. Anh hùng liệt sỹ Trần Ngọc Sơn
Đồng chí Trần Ngọc Sơn sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhập ngũ tháng 5/1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó C16 công binh, E12, F3, QĐ14, QK1, đoàn viên TNCS HCM.
Ngày 17/2/1979, trên mặt trận biên giới phía Bắc, quân xâm lược Trung Quốc được pháo binh yểm trợ bắn phá dữ dội vào trận địa ta, sau đó dùng lực lượng bộ binh tiến công chiếm trận địa chốt của đại đội. Trần Ngọc Sơn chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết cơ động, nghi binh lừa địch, chờ quân địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng tiểu liên bắn. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu, đến khi chỉ còn 1 quả lựu đạn, Trần Ngọc Sơn dũng cảm chờ địch đến gần mới ném vào giữa đội hình địch. Trận này đồng chí đã diệt 70 tên địch và anh dũng hy sinh.
Ngày 20/12/1979, liệt sĩ Trần Ngọc Sơn được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng Ba.
Nhung Anh hung Liet si trong chien tranh bien gioi phia Bac 1979 (2)
 Quân dân các tỉnh biên giới cùng đồng lòng quyết tâm chống quân xâm lược. Nguồn ảnh: Vnmilitaryhistory
6. Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Linh
Đồng chí Phan Đình Linh sinh năm 1953, dân tộc Kinh. Quê xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhập ngũ tháng 8/1971. Khi hy sinh đồng chí là trung uý, học viên trường Sĩ quan chính trị, thực tập tại C10, D6, E677, F346, QK1, đảng viên ĐCSVN.
Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, Phan Đình Linh là học viên trường Sĩ quan chính trị đi thực tế ở đơn vị cơ sở. Nhưng đồng chí đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, chỉ huy mưu trí, linh hoạt, chỗ nào khó khăn, nguy hiểm đều có mặt, kịp thời động viên đơn vị giữ vững quyết tâm, kiên quyết đánh địch.
Ngày 19/2/1979, địch cho lực lượng lớn đánh phá ác liệt và tấn công vào đội hình của đơn vị. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt hơn. Đến 10 giờ địch đã chiếm được một số đoạn giao thông hào. Đại đội chỉ còn 4 người, đạn dược ít dần. Phan Đình Linh chỉ huy đơn vị bám sát địch, cướp súng địch đánh địch. Khi hết đạn đồng chí dùng lưỡi lê đâm chết 1 tên. 1 tên khác xông đến, đồng chí khôn khéo quật ngã tên này. Địch ném lựu đạn về phía đồng chí, Phan Đình Linh nhặt ném trả lại, diệt nhiều tên, buộc chúng phải lui về phía sau. Trận này đồng chí diệt hàng chục tên địch và đã anh dũng hy sinh ngay trên trận địa.
Ngày 20/12/1979, liệt sĩ Phan Đình Linh được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng Ba.
Nhung Anh hung Liet si trong chien tranh bien gioi phia Bac 1979 (2)-Hinh-2
 Pháo binh ta bắn chi viện cho bộ đội chiến đấu. Nguồn ảnh: Vnmilitaryhistory
7. Anh hùng liệt sỹ Trần Trọng Thường
Đồng chí Trần Trọng Thường sinh năm 1958, dân tộc Kinh. Quê xã Thanh Sơn, huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng. Nhập ngũ tháng 6-1977. Khi hy sinh đồng chí là hạ sĩ, tiểu đội trưởng C51, D5, E12, F3, QĐ14, QK1, đoàn viên TNCSHCM.
Trong đợt chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, Trần Trọng Thường chiến đấu ở tây bắc Đồng Đăng (Lạng Sơn). Mặc dù lực lượng địch đông được pháo bắn yểm trợ đánh phá ác liệt, Trần Trọng Thường đã bình tĩnh chờ địch đến gần mới nổ súng, diệt 7 tên, chỉ huy tiểu đội diệt nhiều địch.
Từ ngày 25 đến 28/2, địch sử dụng lực lượng lớn đánh phá vào khu vực trận địa của đơn vị. Trần Trọng Thường động viên tiểu đội giữ vững quyết tâm đánh địch. Riêng đồng chí diệt 39 tên, thu 1 súng, cùng tiểu đội diệt nhiều tên khác.
Ngày 2/3/1979, sau khi diệt một số địch thì súng hết đạn, địch xông đến, đồng chí dùng báng súng đập chết một tên.
Ngày 3/3/1979, trong lúc đang dẫn đầu một bộ phận tiến công vào đội hình địch thì đồng chí bị trúng đạn và anh dũng hy sinh.
Ngày 20/12/1979, liệt sĩ Trần Trọng Thường được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng Ba.
8. Anh hùng liệt sỹ Hoàng Quý Nam
Đồng chí Hoàng Quý Nam sinh năm 1950, dân tộc Kinh. Quê xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Nhập ngũ tháng 1/1973. Khi hy sinh đồng chí là thiếu uý, đại đội trưởng C42, D4, E12, F3, QĐ14, QK1, đảng viên ĐCSVN.
Nhung Anh hung Liet si trong chien tranh bien gioi phia Bac 1979 (2)-Hinh-3
 Pháo đài Đồng Đăng hôm nay. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Từ ngày 17 đến 25/2/1979, Hoàng Quý Nam chiến đấu ở khu vực Đồng Đăng (Lạng Sơn). Đ/c đã nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, chỉ huy đơn vị đánh địch diệt hơn 400 tên, phá hủy 6 xe quân sự, 3 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 2 xe tăng và hàng chục tên địch.
Từ ngày 17 đến 19/2, tuy bị mất liên lạc với tiểu đoàn, Hoàng Quý Nam vẫn chỉ huy đơn vị kiên quyết bám trụ pháo đài sát thị trấn Đồng Đăng, đánh địch quyết liệt, giàng giật với địch từng công sự, hầm hào, đẩy lùi hàng chục đợt tiến công. Đơn vị đồng chí đã diệt hơn 300 tên, riêng đồng chí diệt 2 xe tăng và hơn chục tên địch.
Ngày 20/2, địch thấy lực lượng ta ít nên dùng pháo bắn phá ác liệt và cho xe tăng, bộ binh ồ ạt tấn công. Chúng dùng bộc phá phá sập cửa hầm, vây quanh gọi hàng. Hoàng Quý Nam chiến đấu kiên cường, bị thương vẫn không rời trận địa.
Ngày 23/2/1979, địch lại mở liên tiếp nhiều đợt tiến công vào trận địa ta. Đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu quyết liệt, diệt gần 100 tên, đánh lui nhiều đợt xung phong. Đồng chí đã anh dũng hy sinh trong khi đang chỉ huy đơn vị chiến đấu.
Đồng chí được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.
Ngày 20/12/1979, liệt sĩ Hoàng Quý Nam được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3.

Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979

Giải mật sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam năm 1979
Vào năm 1979, Liên Xô đã khẳng định kiên quyết với những thế lực đầy tham vọng: Quân đội và nhân dân Xô Viết sẵn sàng sử dụng các giải pháp cuối cùng để thực hiện nghĩa vụ quốc tế của mình với Việt Nam.

Không quân Việt Nam ở chiến trường Campuchia (2): đòn sấm sét

(Kiến Thức) - Những chiếc máy bay Mỹ sản xuất F-5, A-37, C-130 đã được không quân ta dùng để “tung đòn sấm sét” tạo điều kiện cho Quân đoàn 4 giải phóng Phnom Penh.

Không quân Việt Nam ở chiến trường Campuchia (2): đòn sấm sét

Giải mật vụ ám sát chấn động nhất thế giới năm 1979

(Kiến Thức) - Mặc dù Mỹ là quốc  gia có lực lượng đặc biệt số 1 thế giới nhưng chiến công hiển hách nhất lại thuộc về đội Spetsnaz của Liên Xô (Nga).

Giải mật vụ ám sát chấn động nhất thế giới năm 1979
Ngày 27/12/1979, cả thế giới gần như bị chấn động trước thông tin Tổng thống thân Mỹ Afghanistan lúc đó là Hafizullah Amin đã bị ám sát trong một chiến dịch đột kích của lực lượng đặc nhiệm Spetsnaz GRU của Liên Xô (Nga ngày nay). Lực lượng bảo vệ cho ông Amin khoảng từ 100-150 lính đều bị tiêu diệt.

Số phận bi thảm của một Tổng thống thân Mỹ

Tin mới