Những bậc thầy đưa tên tuổi Lý Tiểu Long lên huyền thoại

Trên con đường trở thành huyền thoại của mình, Lý Tiểu Long từng gặp gỡ và theo học ở nhiều võ sư danh tiếng. Ở mỗi vị sư phụ, ông đúc kết ra được nhiều triết lý hay về võ thuật để góp phần sáng tạo nên Triệt quyền đạo.

Lý Hải Tuyền (1901 – 1965)
Lý Hải Tuyền chính là người cha của Lý Tiểu Long, ông là một nghệ sĩ kịch ở Quảng Đông. Khi được vài tuổi, ông đã truyền dạy Thái cực quyền cho Lý Tiểu Long. Thái cực đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên Triệt quyền đạo sau này của Lý. Các triết lý như Vô cực, Âm dương được Tiểu Long nghiên cứu nhiều năm liền và ông biến nó trở thành nền tảng chính của Triệt quyền đạo.
Nhung bac thay dua ten tuoi Ly Tieu Long len huyen thoai
Ảnh minh họa. 

Lương Tử Đằng

Nhiều tài liệu đã ghi chép lại rằng, Lý Tiểu Long lúc nhỏ rất hiếu động, anh thích học võ để áp dụng vào việc tự vệ trong cuộc sống. Sau một thời gian được người cha truyền dạy Thái cực, Lý cảm thấy môn võ này chậm chạp, không ứng dụng được nhiều nên muốn theo đuổi môn khác phù hợp hơn.

Nhung bac thay dua ten tuoi Ly Tieu Long len huyen thoai-Hinh-2
 

Biết được tính cách của con trai, Lý Hải Tuyền đã giới thiệu anh đến gặp và học ở sư phụ Lương Tử Đằng. Thời gian theo học ở võ đường của Lương Tử Đằng, Lý Tiểu Long đã lĩnh hội những triết lý sâu sắc về võ thuật của người thầy. Đồng thời, anh cũng mở mang nhận thức về tuyệt kỹ kungfu ảo diệu của Thái cực quyền. Từ đó, Lý hiểu ra ý nghĩa chân chính trong quyền thuật của Thái cực.

Diệp Vấn (1893 – 1972)

Chính xác thì Diệp Vấn chính là người thầy đưa tên tuổi của Lý Tiểu Long vang danh khắp thế giới. Duyên định đưa Lý Tiểu Long đến với Vịnh xuân quyền cũng nhờ những tháng ngày lăn lộn giao lưu với những thành phần trong xã hội đầu đường xó chợ, để rồi quen biết người bạn có tên Trương Trác Khánh, người đã gây ảnh hưởng lớn đến con người Lý Tiểu Long. Đó là đưa ông đến gần với vị nhất đại tông sư Diệp Vấn. Lý do Lý Tiểu Long mến phục con người Trương Trác Khánh là bởi, ông nhận thấy những ngón võ của Trương thực sự sắc nét và nhạy bén, và bí quyết là nhờ Trương Trác Khánh đã đến với Vịnh xuân quyền từ trước đó.

Nhung bac thay dua ten tuoi Ly Tieu Long len huyen thoai-Hinh-3
 

Từ cơ duyên trên, Lý Tiểu Long đã được Trương Trác Khánh chính thức giới thiệu tới võ đường của Diệp Vấn, đồng thời bắt đầu học vỡ lòng những hệ thống học thuật của Vịnh xuân quyền. Tất nhiên, ban đầu Diệp Vấn không phản đối Lý Tiểu Long có tiếp tục tập luyện Thái cực quyền hay không, ông cũng nhất quán trong việc không can thiệp hay phản đối học trò của mình tập hay theo các môn phái khác.

Không những thế, ông còn đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện chiến đấu thực tế. Diệp Vấn biết rõ một điều, một quyền phái muốn tồn tại được phải nhờ vào thực lực nội tại của bản thân, người học võ chỉ có cách “nói chuyện bằng tay” hoặc dùng vũ lực thực tế mới giúp không ngừng hoàn thiện bản thânvà tăng cường sức mạnh cá nhân. Những điều này, ngay lập tức đã ảnh hưởng một cách sâu sắc và thấm nhuần vào tận máu tủy của Lý Tiểu Long, theo ông suốt nghiệp võ thuật về sau.

Trần Hưởng

Trần Hưởng là cao thủ của môn Thái Lý Phật danh tiếng tại Quảng Đông.Thái Lý Phật quyền đã có lịch sử hơn 100 năm nhưng nó chỉ thực sự phổ biến ở một vài nơi như Hồng Kông, Quảng Đông và các nước Đông Nam Á.

Trong Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long, Thái Lý Phật chiếm một phần rất quan trọng trong những triết lý sâu sắc về võ thuật mà chính anh đúc kết. Ở Hồng Kông, Thái Lý Phật quyền được coi là một phái quyền thuật có tính chiến đấu thực tiễn được tôn sùng nhất.

Thiệu Hán Sinh (1900 – 1994)

Trong số các bậc danh sư võ thuật của Lý Tiểu Long, tên tuổi sư phụ Thiệu Hán Sinh là bậc thầy tuyệt kỹ kungfu phái Bắc tông đầu tiên mà ông theo học. Còn nhớ, Lý Tiểu Long rời Hồng Kông và tới Mỹ không lâu, đã tới theo học võ thuật từ Thiệu Hán Sinh, bởi ông nhận thấy mình chẳng có biệt tài gì khi ở nước Mỹ, chỉ có võ thuật mới giúp ông xoa dịu sự gò bó và cảm giác tự ti.

Nhung bac thay dua ten tuoi Ly Tieu Long len huyen thoai-Hinh-4
 
Vì vậy, với quyết tâm bồi đắp cho biệt tài võ thuật của bản thân, Lý Tiểu Long đã nhờ cha giới thiệu đến võ đường của sư phụ Thiệu Hán Sinh.

Sốc lời nguyền chết chóc ám ảnh nhà Lý Tiểu Long

(Kiến Thức) - Cái chết đột ngột và có phần bí ẩn của Lý Tiểu Long cùng người con trai Lý Quốc Hào để lại nhiều bí ẩn. Một quan điểm cho rằng, cái chết của cha con nhà họ Lý là do lời nguyền của một người ăn xin.

Cuc soc loi nguyen chet choc am anh nha Ly Tieu Long
 Lý Tiểu Long là huyền thoại võ thuật nổi tiếng thế giới. Cái chết đột ngột của Lý Tiểu Long ngày 20/7/1973 gây chấn động dư luận.

Sự thật kinh ngạc về đám tang 2 lần của Lý Tiểu Long

(Kiến Thức) - Ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long đột ngột qua đời. Gia đình của Lý Tiểu Long tổ chức đám tang cho huyền thoại võ thuật này 2 lần gồm: Hong Kong và Mỹ. Sau cùng, ông được an táng tại nghĩa trang ở Seatle.

Su that kinh ngac ve dam tang 2 lan cua Ly Tieu Long
Đối với người dân Hong Kong cũng như thế giới, ngày 20/7/1973 là ngày của mất mát, đau thương khi huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long đột ngột qua đời. 

Tin mới