Những bệnh thường gặp sau bão lũ và cách phòng tránh

Dưới đây là những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ mà mọi người cần biết để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe.

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải,… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập úng là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh cho con người.
Nhung benh thuong gap sau bao lu va cach phong tranh
Ảnh minh họa. 
Dưới đây là những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ mà mọi người cần biết để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khỏe:
Sốt xuất huyết
Sau mưa bão các bệnh phát sinh do các véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh. Môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, nước tù đọng là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển, do đó bệnh sốt xuất huyết rất dễ xảy ra. Bệnh rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Mùa mưa bão hàng năm đồng thời cũng là đỉnh dịch sốt xuất huyết ở nhiều nơi.
Bệnh đường hô hấp
Những ngày mưa kéo dài dễ làm gia tăng các bệnh đường hô hấp như: viêm đường hô hấp trên, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm... Các triệu chứng đầu tiên mắc bệnh đường hô hấp là đau họng khi nuốt, rát cổ họng, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, kèm theo sổ mũi; cảm giác khó thở tăng lên khi tham gia các hoạt động thể lực nào; khó thở khi nằm; ho dai dẳng, là phản xạ có thể khởi phát bởi kích thích các cơ quan ở đường khí phế quản, đường hô hấp trên và các xoang, ống tai, màng phổi, thực quản, dạ dày... gây khó chịu cho người bệnh.
Đối tượng thường gặp nhất là người cao tuổi, trẻ em và người mắc các bệnh mạn tính về đường hô hấp. Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, gây khó khăn trong điều trị và tốn kém chi phí.
Bệnh nước ăn chân
Nước ăn chân hay còn gọi là bệnh nấm kẽ chân là tình trạng khá thường gặp trong thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, chân không được giữ khô tốt. Tại vùng da bị nấm sẽ có triệu chứng đỏ mẩn, khô da, đóng vảy, ngứa, bỏng rát, cảm giác như châm chích, thậm chí còn gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, nếu để bệnh kéo dài sẽ lan rộng ra nhiều vùng da khác trên cơ thể.
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nấm gây bệnh tồn tại trên da song có thể tiêu diệt, kiểm soát số lượng và hoạt động của nấm để từ đó cải thiện triệu chứng bệnh. Để điều trị tình trạng nước ăn chân mùa mưa, có thể dùng thuốc kháng nấm đường bôi qua da hoặc đường uống. Hầu hết trường hợp có thể chữa khỏi bệnh bằng thuốc bôi trị nấm, chỉ có trường hợp bệnh nặng, lan rộng và nguy cơ biến chứng nặng thì mới dùng thuốc đường uống để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy thường gia tăng đáng kể sau mưa lũ. Do người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, thức ăn nhiễm khuẩn nên dễ mắc tiêu chảy. Các bệnh như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter...). Bệnh tiêu chảy cũng dễ lây lan từ người này sang người khác do tiếp xúc với chất thải của người bệnh với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.
Đau mắt đỏ
Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, kèm theo đó là việc phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn, là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao sau mưa bão. Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh dễ mắc và bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh, nước sạch không bảo đảm..
Khuyến cáo phòng bệnh sau mưa bão
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:
Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.
Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.

Bữa cơm đoàn tụ của gia đình ở Hà Nội đi tránh bão Yagi

Ngồi quây quần bên con cháu tại địa điểm Trường tiểu học Tân Mai sau khi di dời khỏi chung cư xuống cấp để tránh bão Yagi, bà Hoàng Thị Huyền chia sẻ, lâu rồi cả nhà mới đoàn tụ ăn cơm cùng nhau.

Trưa ngày 7/9, nhiều người dân trú tại chung cư A7 Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội di dời đến địa điểm Trường tiểu học Tân Mai để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ được đưa những suất cơm do UBND phường hỗ trợ.

Bua com doan tu cua gia dinh o Ha Noi di tranh bao Yagi

Nhìn vào ô cửa sổ ngày mưa bão, tôi chỉ muốn ly hôn

Bão Yagi đang dần tiếp cận vào đất liền, gây ra mưa to, gió giật mạnh. Còn tôi, dù đang an toàn ngồi trong nhà nhưng trong lòng lại đang nổi lên giông bão.

Chiều qua, Hà Nội có cơn mưa dông lớn khiến cây gãy đổ khắp nơi. Khi cơn mưa vừa ngớt, gió vừa lặng, tôi vội vàng tan làm sớm để về đón con. Về tới nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng khi nhìn thấy ô cửa sổ nhà mình, tôi lại hẫng một nhịp. Nó đang mở toang.

Nhìn vào ô cửa sổ trong ngày mưa bão, trong lòng tôi dội lên những cảm xúc lẫn lộn và muốn ly hôn.

Tin mới