Những bí ẩn về tượng Nhân sư khiến chuyên gia “vò đầu bứt tai"?

Những bí ẩn về tượng Nhân sư khiến chuyên gia “vò đầu bứt tai"?

Nằm trên cao nguyên Giza, Ai Cập, tượng Nhân sư là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới. Đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể giải mã một số bí ẩn về tượng Nhân sư như thời điểm xây dựng, phần mũi bị mất khi nào...

Xem toàn bộ ảnh
Cao nguyên Giza của Ai Cập nổi tiếng với bức  tượng Nhân sư kỳ vĩ, ước tính hơn 4.000 năm tuổi. Bức tượng có phần đầu là người và phần thân của sư tử và nằm trong tư thế phủ phục. Được chạm khắc từ một tảng đá nguyên khối duy nhất, tượng Nhân sư có chiều dài 73m và cao 20m. Theo đó, đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới. Công trình này thu hút giới khảo cổ khi gắn liền với nhiều bí ẩn.
Cao nguyên Giza của Ai Cập nổi tiếng với bức tượng Nhân sư kỳ vĩ, ước tính hơn 4.000 năm tuổi. Bức tượng có phần đầu là người và phần thân của sư tử và nằm trong tư thế phủ phục. Được chạm khắc từ một tảng đá nguyên khối duy nhất, tượng Nhân sư có chiều dài 73m và cao 20m. Theo đó, đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới. Công trình này thu hút giới khảo cổ khi gắn liền với nhiều bí ẩn.
Đầu tiên là thời điểm xây dựng tượng Nhân sư. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng, bức tượng này được tạc dưới thời pharaoh Khafre (khoảng 2520-2494 TCN) thuộc thời cổ vương quốc. Tuy nhiên vào năm 2004, nhà Ai Cập học người Pháp Vassil Dobrev tuyên bố tượng Nhân sư do pharaoh Djedefra - anh trai của pharaoh Khafra xây dựng để tưởng nhớ vua cha Khufu.
Đầu tiên là thời điểm xây dựng tượng Nhân sư. Nhiều nhà khảo cổ tin rằng, bức tượng này được tạc dưới thời pharaoh Khafre (khoảng 2520-2494 TCN) thuộc thời cổ vương quốc. Tuy nhiên vào năm 2004, nhà Ai Cập học người Pháp Vassil Dobrev tuyên bố tượng Nhân sư do pharaoh Djedefra - anh trai của pharaoh Khafra xây dựng để tưởng nhớ vua cha Khufu.
Mặc dù các chuyên gia dựa vào sự phong hoá trên tượng Nhân sư ước tính được công trình này có lẽ đã chạm trổ vài thiên niên kỷ trước khi xây kim tự tháp nhưng chưa thể chắc chắn thời điểm công trình này được xây dựng và hoàn thành là khi nào. Do đó, các chuyên gia vẫn nỗ lực nghiên cứu nhằm sớm xác định chính xác thời điểm tượng Nhân sư xuất hiện.
Mặc dù các chuyên gia dựa vào sự phong hoá trên tượng Nhân sư ước tính được công trình này có lẽ đã chạm trổ vài thiên niên kỷ trước khi xây kim tự tháp nhưng chưa thể chắc chắn thời điểm công trình này được xây dựng và hoàn thành là khi nào. Do đó, các chuyên gia vẫn nỗ lực nghiên cứu nhằm sớm xác định chính xác thời điểm tượng Nhân sư xuất hiện.
Một bí ẩn khác về tượng Nhân sư đó là tên gọi ban đầu của công trình này là gì. Các chuyên gia đến nay vẫn chưa tìm được bất cứ tài liệu chính thức nào đề cập đến tên gọi của công trình này kể từ khi xây dựng đến khi hoàn thành.
Một bí ẩn khác về tượng Nhân sư đó là tên gọi ban đầu của công trình này là gì. Các chuyên gia đến nay vẫn chưa tìm được bất cứ tài liệu chính thức nào đề cập đến tên gọi của công trình này kể từ khi xây dựng đến khi hoàn thành.
Phải đến thời Tân Vương quốc, tượng Nhân sư mới được gọi là Hor-em-akhet có nghĩa "Horus của đường chân trời". Tên gọi này được ghi chép trong tài liệu dưới thời pharaoh Thutmose IV. Cái tên “Nhân sư” hay theo tiếng Anh là “Sphinx” được các chuyên gia tin rằng có vào thời điểm 2000 năm sau khi bức tượng được xây dựng.
Phải đến thời Tân Vương quốc, tượng Nhân sư mới được gọi là Hor-em-akhet có nghĩa "Horus của đường chân trời". Tên gọi này được ghi chép trong tài liệu dưới thời pharaoh Thutmose IV. Cái tên “Nhân sư” hay theo tiếng Anh là “Sphinx” được các chuyên gia tin rằng có vào thời điểm 2000 năm sau khi bức tượng được xây dựng.
Theo giới nghiên cứu, tên gọi này dựa vào tên của một con vật trong thần thoại Hy lạp có những nét tương đồng về hình dáng như: thân sư tử, đầu người. Vì vậy, tượng có tên Nhân sư và được gọi như vậy đến ngày nay.
Theo giới nghiên cứu, tên gọi này dựa vào tên của một con vật trong thần thoại Hy lạp có những nét tương đồng về hình dáng như: thân sư tử, đầu người. Vì vậy, tượng có tên Nhân sư và được gọi như vậy đến ngày nay.
Bí ẩn lớn khác về tượng Nhân sư đó là lý do và thời điểm công trình này mất mũi và râu. Trong suốt nhiều năm, một số người tin rằng đội quân của hoàng đế Napoleon nổi tiếng nước Pháp đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân Sư bằng đại bác khi đội quân nước này tiến đánh Cairo, Ai Cập năm 1798.
Bí ẩn lớn khác về tượng Nhân sư đó là lý do và thời điểm công trình này mất mũi và râu. Trong suốt nhiều năm, một số người tin rằng đội quân của hoàng đế Napoleon nổi tiếng nước Pháp đã phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân Sư bằng đại bác khi đội quân nước này tiến đánh Cairo, Ai Cập năm 1798.
Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện vào năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng Nhân sư và xuất bản năm 1755. Trong bản vẽ này, bức tượng Nhân sư không có mũi. Điều này có nghĩa phần mũi bị mất trước khi Napoleon chào đời.
Tuy nhiên, các chuyên gia phát hiện vào năm 1737, nhà thám hiểm người Đan Mạch Frederic Louis Norden đã phác họa một bản vẽ về tượng Nhân sư và xuất bản năm 1755. Trong bản vẽ này, bức tượng Nhân sư không có mũi. Điều này có nghĩa phần mũi bị mất trước khi Napoleon chào đời.
Một tài liệu và các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra phần mũi của tượng Nhân sư bị mất đi từ rất lâu trước khi Napoleon chào đời. Cụ thể, các chuyên gia tìm được tài liệu của nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrīzī sống vào thế kỷ 15 viết rằng, chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr - một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada.
Một tài liệu và các nghiên cứu gần đây của các chuyên gia chỉ ra phần mũi của tượng Nhân sư bị mất đi từ rất lâu trước khi Napoleon chào đời. Cụ thể, các chuyên gia tìm được tài liệu của nhà sử học người Ả Rập Al-Maqrīzī sống vào thế kỷ 15 viết rằng, chiếc mũi bị mất là do sự phá hoại của Muhammad Sa'im al-Dahr - một người Hồi giáo mật tông đến từ Sa'id al-Su'ada.
Vào năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr đã vô cùng phẫn nộ và phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân sư để phản đối. Điều này khiến Sa'im al-Dahr bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Tuy nhiên, điều này chưa được các chuyên gia xác nhận vì chưa tìm được bằng chứng chắc chắn.
Vào năm 1378, khi chứng kiến việc những nông dân trong vùng cúng lễ vật cho bức tượng để cải thiện mùa màng, Sa'im al-Dahr đã vô cùng phẫn nộ và phá hủy chiếc mũi của tượng Nhân sư để phản đối. Điều này khiến Sa'im al-Dahr bị trừng phạt bằng cách treo cổ. Tuy nhiên, điều này chưa được các chuyên gia xác nhận vì chưa tìm được bằng chứng chắc chắn.
Tương tự, phần râu tượng Nhân sư cũng bị rơi ra khỏi bức tượng không biết từ khi nào và "thủ phạm" là ai. Hiện phần râu được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh. Đến nay, giới chuyên gia vẫn cố gắng giải mã bí ẩn về hần mũi và râu của bức tượng.
Tương tự, phần râu tượng Nhân sư cũng bị rơi ra khỏi bức tượng không biết từ khi nào và "thủ phạm" là ai. Hiện phần râu được tìm thấy và lưu giữ tại một bảo tàng ở Anh. Đến nay, giới chuyên gia vẫn cố gắng giải mã bí ẩn về hần mũi và râu của bức tượng.
Mời độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT