Những canh bạc khét tiếng của “hoàng đế ăn chơi” Bảo Đại

So với các thú vui khác, vua Bảo Đại “làm quen” với cờ bạc muộn hơn nhưng món đỏ đen này đã nhanh chóng cuốn hút vị hoàng đế này.

Bảo Đại là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, người được mang biệt danh “hoàng đế ăn chơi”. So với các thú vui khác như nhảy đầm, quần vợt, đua xe…, vua Bảo Đại “làm quen” với cờ bạc muộn hơn nhưng món đỏ đen này đã nhanh chóng cuốn hút vị hoàng đế này và xung quanh nó có những giai thoại lý thú.
Tiền thắng bạc lần đầu tiên, vua Bảo Đại dùng làm gì?
Vua Bảo Đại, vị hoàng đế mà cuộc đời của ông chứa đựng rất nhiều giai thoại, câu chuyện khác nhau, được bình luận, tường thuật, mô tả trên không biết bao trang báo, cuốn sách… Nhưng điểm nổi bật nhất của Bảo Đại, đó là một hoàng đế đa tình, đa tài và rất ham chơi, thậm chí cả đến “bác thằng Bần” cũng làm ông say mê.
Người ta thường nói đến những ván bài nổi tiếng của Bảo Đại, nhưng ông chơi bài bạc lần đầu tiên từ khi nào? Thắng hay thua? Được hay mất? Điều này không phải ai cũng hay. Theo tác giả Daniel Grandclément trong cuốn sách “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” thì Bảo Đại chơi bạc lần đầu vào năm 1939 tại Pháp.
Bảo Đại là một tay lái xe giỏi (Ảnh tư liệu).
 Bảo Đại là một tay lái xe giỏi (Ảnh tư liệu).
Năm 1938 ông bị gãy chân trái, vỡ khớp xương trên mắt cái nên đến tháng 5 năm 1939 phải sang Pháp chữa trị vết thương ở chân; “thoạt đầu ông điều trị ở Cannes, rồi về Vichy và Aix-les-Bains. Trong mấy tuần đó, ông bắt đầu hưởng một thú vui mới mà những năm sau này ông còn tiếp tục đam mê.
Ông bước chân vào sòng bạc, đặt tiền chơi và thắng ván đầu tiên cũng khá, đủ để tậu một chiếc xe Citroen 6 xi lanh, máy rất khỏe. Đây là lần đầu tiên ông bỏ tiền túi, tiền được bạc để mua sắm, bởi vì từ trước đến nay chỉ cần nhà vua tỏ bày ý muốn là thủ quỹ triều đình xuất tiền quỹ ra thỏa mãn nguyện vọng ngay. Lần này, chiếc xe này là của riêng ông, khác với phần lớn tài sản khác là quà biếu hay tiền của triều đình bỏ ra”.
Luận về đánh bạc của vua Bảo Đại
Kể từ đó, ngoài những sòng bài ở trong nước, ông còn mê mải với những canh bạc khét tiếng trong những casino hào nhoáng ở châu Âu như ở Cannes, ở Paris. đảo Corse hay tiểu quốc Monaco với những ván bạc cực lớn. Những người bạn trên chiếu bạc của Bảo Đại không phải là dạng xoàng mà toàn những nhân vật tai to mặt lớn từ những bậc đế vương, hoàng thân danh giá như cựu hoàng Edouard VIII của nước Anh, Hoàng đế Iran Hailé Sélassie, hoàng thân nước Ý Umberto… cho đến các ông hoàng không ngai trong lĩnh vực thương mại, tài chính, điện ảnh như Warner Bross – ông vua điện ảnh Hollywood…
Hình vua Bảo Đại trên một tờ giấy bạc Đông Dương.
 Hình vua Bảo Đại trên một tờ giấy bạc Đông Dương.
Người ta kể rằng dù thắng hay thua, Bảo Đại vẫn tỏ ra điềm tĩnh, gọi rượu mời mọi người, "boa" rất sộp cho nhân viên phục vụ, người chia bài và tất nhiên không thể quên những cô vũ nữ xinh đẹp.
Trong cuốn hồi ký của ông Phạm Văn Bính, người từng một thời làm bí thư cho Bảo Đại khi ở Hongkong và Pháp, có đoạn viết về phương châm chơi bài của vua như sau: “Giữa một lớp tu nghiệp về cờ bạc dành riêng cho mấy người thân cận, Bảo Đại nói với chúng tôi: - Một canh bạc coi như vận hội một nước hay một cá nhân. Nước và người đều có lúc đen, lúc đỏ. Phải có can đảm, kiên nhẫn đợi chờ thời cơ, dằn tính nóng, đừng quá tham lam tiền tài, của cải người khác. Nên coi cờ bạc là một cuộc đấu trí, một cuộc giải trí, nhưng là một cuộc giải trí đắt tiền. Tuy vậy, đã ăn thua theo luật giang hồ coi nhẹ như lông hồng, đừng nên giận dữ, cáu kỉnh. Đánh xì-phé cần phải nhẫn nại chờ cơ hội, đừng mắc mưu trước sự thách thức của bên địch”.
Bảo Đại bị chửi khi đánh bạc thắng lớn
Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của vương triều Nguyễn và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, có rất nhiều bài báo, cuốn sách… viết về ông, một con người được đánh giá là làm vua chỉ để có điều kiện thỏa mãn các sở thích, lạc thú của mình.
Do được đào tạo trong môi trường văn hóa châu Âu từ khi còn nhỏ nên Bảo Đại thấm đẫm thói quen, suy nghĩ, ăn uống… của phong cách Tây phương, như thích sưu tập tem, nhảy đầm, lái xe hơi, đua thuyền buồm, cưỡi ngựa, chơi golf, tennis… món nào cũng thành thạo, điêu luyện. Và đặc biệt Hoàng đế cũng có máu đỏ đen, mê cờ bạc; đồng thời cũng là người có thời thao túng các sòng bài bạc lớn.
Bảo Đại và Bảy Viễn (Ảnh minh họa).
 Bảo Đại và Bảy Viễn (Ảnh minh họa).
Trong thời gian làm Quốc trưởng, Bảo Đại đã chỉ đạo viên tướng lục lâm, xuất thân giang hồ tên là Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) thâu tóm được sòng bạc Đại Thế Giới ở Chợ Lớn (Sài Gòn) giúp hàng tháng đem lại cho Bảo Đại một số tiền cống nộp kếch xù để ông thả sức vung phí vào những đam mê của mình.
Bảo Đại làm quen với cờ bạc muộn hơn so với các món ăn chơi khác nhưng khi đã quen rồi thì nó hút hồn ông hoàng nổi tiếng ăn chơi này. Sau khi thân tín thâu tóm được sòng bạc Đại Thế Giới, mỗi lần vào Sài Gòn, Bảo Đại thường tới khu Chánh Hưng, bản doanh của Bảy Viễn để đánh bạc.
Chuyện kể rằng một lần chơi bài, Bảy Viễn cùng ngồi bên cạnh tiếp Bảo Đại; vốn là con bạc cao tay nên hôm đó hầu như ván nào Bảo Đại cũng thắng đậm, bực dọc Bảy Viễn vì quen chửi thề đã buột miệng văng tục: “Đ. mẹ! Quốc trưởng đánh cao tay quá, bọn đàn em sạch túi rồi!”.
Tự dưng Bảo Đại bị ăn chửi, nhưng ông không giận vì biết Bảy Viễn là dân anh chị, quen nói vậy, hơn nữa vì vô tình, mà tính người miền Nam, chửi thề chỉ do quen miệng chứ không có ý xấu, bởi thế Bảo Đại bỏ qua không nói gì. Còn Bảy Viễn và đám đàn em bị một phen hú vía, sợ toát hồ hôi mẹ lẫn mồ hôi con.

Biệt điện Bảo Đại giữa phố núi Ban Mê bây giờ thế nào?

(Kiến Thức) -  Từ 1949-1954, cựu hoàng Bảo Đại thường xuyên tới tòa dinh thự này vào đầu mùa mưa để nghỉ ngơi và săn bắn.

Biện điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng mà bất cứ ai đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng nên ghé qua.
 Biện điện Bảo Đại là một công trình kiến trúc cổ nổi tiếng mà bất cứ ai đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cũng nên ghé qua.

Bí ẩn biệt thự đá khủng Bảo Đại mua tặng tình nhân

(Kiến Thức) - Với nhiều điểm đặc biệt, tòa biệt thự trở thành độc nhất vô nhị trong số hàng trăm ngôi biệt thự được xây dựng từ thời Pháp ở Đà Lạt.

Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo. Được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha, biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.
Tọa lạc tại số 1A và 1B, đường Quang Trung, TP Đà Lạt có một tòa biệt thự mang kiểu dáng kiến trúc rất độc đáo. Được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha, biệt thự này gồm hai ngôi nhà tách biệt được nối liền bằng một hành lang bán nguyệt.

Những lời “tiên tri” đáng kinh ngạc của Mao Trạch Đông

(Kiến Thức) - Ngày 13/8/1945, Mao Trạch Đông tiên đoán: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân”. Thực tế, Nhật Bản là nước duy nhất phải hứng chịu bom nguyên tử.


Những lời "tiên tri" của Mao Trạch Đông dựa trên kinh nghiệm phong phú, học thức uyên thâm, cùng cái nhìn sắc bén, sự nguyên cứu chuyên sâu, phân tích tỉ mỉ của ông.
Những lời "tiên tri" của Mao Trạch Đông dựa trên kinh nghiệm phong phú, học thức uyên thâm, cùng cái nhìn sắc bén, sự nguyên cứu chuyên sâu, phân tích tỉ mỉ của ông.
Ngày 25/7/1916, Mao Trạch Đông dự đoán: “Trong vòng 20 năm nữa sẽ nổ ra chiến tranh Trung Nhật”. 7/7/1937 đã mở màn cho cuộc kháng chiến toàn dân, quyết định sự sống còn của nhân dân Trung Hoa trong vòng 8 năm đã chứng thực cho lời "tiên tri" cách đó 20 năm của chàng sinh viên sư phạm 24 tuổi.
Ngày 25/7/1916, Mao Trạch Đông dự đoán: “Trong vòng 20 năm nữa sẽ nổ ra chiến tranh Trung Nhật”. 7/7/1937 đã mở màn cho cuộc kháng chiến toàn dân, quyết định sự sống còn của nhân dân Trung Hoa trong vòng 8 năm đã chứng thực cho lời "tiên tri" cách đó 20 năm của chàng sinh viên sư phạm 24 tuổi. 
Lời "tiên tri" ngày 15/7/1936: “Sau khi Trung Quốc giành được độc lập sẽ nhận được một khoản đầu tư lớn từ nước ngoài”. Trên thực tế, sau khi giải phóng, Trung Quốc nhận được một khoản vay “nước ngoài” 300 triệu USD với lãi suất thấp từ Liên Xô. Tới năm 1994, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất chỉ sau Mỹ.
Lời "tiên tri" ngày 15/7/1936: “Sau khi Trung Quốc giành được độc lập sẽ nhận được một khoản đầu tư lớn từ nước ngoài”. Trên thực tế, sau khi giải phóng, Trung Quốc nhận được một khoản vay “nước ngoài” 300 triệu USD với lãi suất thấp từ Liên Xô. Tới năm 1994, Trung Quốc trở thành quốc gia thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất chỉ sau Mỹ. 

Tháng 5/1938, Mao Trạch Đông tiên đoán: “Cuộc kháng chiến của Trung Quốc kéo dài trong 7 năm.” Theo lời kể của Trình Tư Viễn, Chu Ân Lai đã đưa chiến lược “Luận trì cửu chiến” (Luận đánh lâu dài) của Mao Trạch Đông giới thiệu với Bạch Sùng Hy. 
Bạch Sùng Hy rất tán thành, ông cho rằng “khắc định thì thắng” là phương châm chiến lược hay nhất. Sau đó, Bạch Sùng Hy thuật lại với Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng cũng rất tán thành.
Bạch Sùng Hy rất tán thành, ông cho rằng “khắc định thì thắng” là phương châm chiến lược hay nhất. Sau đó, Bạch Sùng Hy thuật lại với Tưởng Giới Thạch, họ Tưởng cũng rất tán thành.
Lời "tiên tri" ngày 13/8/1945: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân.” Khi vụ đánh bom nguyên tử xảy ra ở Hiroshima, Mao Trạch Đông đã khẳng định: “Bom nguyên tử không thể kết thúc chiến tranh”.
Lời "tiên tri" ngày 13/8/1945: “Không thể xảy ra chiến tranh hạt nhân.” Khi vụ đánh bom nguyên tử xảy ra ở Hiroshima, Mao Trạch Đông đã khẳng định: “Bom nguyên tử không thể kết thúc chiến tranh”.

Tin mới