Những câu nói của ông bà khiến trẻ bị tổn thương vĩnh viễn

Muốn dạy dỗ cháu nhưng nhiều khi ông bà có những câu nói làm tan nát trái tim trẻ, khiến trẻ mãi mãi bị tổn thương. 

- Thay vì muốn cảnh báo nguy hiểm với vật nuôi, ông bà lại nhắc "nào ra đấy rồi nó cắn cho chết". Đây là câu nói làm tan nát trái tim trẻ chứ không thúc đẩy tình yêu động vật. Câu nói cũng có thể gây nên sự "thù hằn" động vật trong trẻ. Chúng nhìn vật nuôi không giống như những người bạn. 
- Thay vì nhắc cháu chào, ông bà lại hỏi "sao mày trố mắt ra thế?" . Câu nói vô tình kèm "khẩu giọng lên cao" sẽ khiến con trẻ không hiểu mình phải làm gì tiếp theo, bởi thông điệp truyền đi một cách không rõ ràng.
- Thay vì nhắc cháu sạch sẽ lại nói "cho mày chết vì bẩn!". Câu nói sẽ khiến nhiều trẻ cảm thấy mình bị hắt hủi chứ không hiểu mục đích ẩn dụ của câu nói. Ông bà có thể nhắc cháu bằng một câu khác sẽ khiến trẻ tiếp thu dễ hơn.
- Thay vì nhắc cháu cẩn thận, thì nói "Rồi có ngày lộn cổ cho mà xem". Câu nói không khiến trẻ sợ để mà biết đề phòng, cẩn thận. "Sự chỉ trích" này có thể còn gợi lên "sự thách thức", "tính cách muốn chinh phục" của đứa trẻ.
- Thay vì muốn cháu ăn nhanh thì nói "Có ăn không bà đổ luôn đi bây giờ". Đối với nhiều đứa trẻ, nó chỉ chờ ông bà nói thế để "khỏi phải ăn", vì chúng tin rằng mọi lời ông bà nói đều là sự thật.
Nhung cau nói làm tan nát trái tim con trẻ vĩnh viẽn
 
Và còn nhiều câu nói gây tổn thương khác nữa:
-Thay vì dạy cháu gọi khi tè thì miệng than trách "cứ lụt lội như thế này!".
-Thay vì muốn nhắc nhở cháu cho ngoan thì nói "mày giống y như mẹ mày!"
-Thay vì gọi cháu dậy thì hỏi "nào còn ngủ đến bao giờ đây?!"
-Thay vì muốn cháu không nghịch thì than thở "Trời ơi có yên cho tôi không?"
-Thay vì muốn cháu ngủ thì hỏi "Mắt cứ chong chong thế này à?!"
- Khi cháu hỏi ông "Tại sao đốt lửa vào quả pháo nó lại kêu". Ông trả lời: "Bây giờ ông đốt đít mày, mày có kêu không!"
- Cháu nghịch mâm, ông thường nói: "Rồi cả nhà mất ăn vì mày".
- Thay vì dạy cháu xin lỗi thường nói: "Đánh cho nó chừa đi".
- Thay vì dạy cháu đối đáp ứng xử lại nói: "Mồn miệng nó cứ câm như hến".
- Thay vì nhắc cháu đi lâu không về, thì nói: "Tưởng mày chết ở đâu rồi".
- Thay vì nhắc cháu ham chơi, thì nói "Cứ ôm cái đấy xem có no không?!"
- Thay vì nhắc học bài, thì nói: "Không học rồi sau có mà đi ăn mày!".
- Thay vì muốn cháu hiểu bài, nghe lời thì nói: "Đúng là nước đổ lá khoai. Nước đổ đầu vịt!"
- Thay vì nhắc cháu chọn bạn mà chơi, thì nói: "Quân đàn đúm, quân mất dạy, quân túm năm tụm ba"
Cách nói ước lệ, bắc cầu, ví von, đậm nét của ngữ pháp Việt không còn phù hợp cho tốc độ phát triển hội nhập và ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp của trẻ.
Tại các vùng ngoại ô và nông thôn, các gia đình sống Tam đại đồng đường rất phổ biến. Việc ông bà nhắc nhở con cháu là rất tốt, nhưng kiểu nhắc đậm chất "ẩn dụ" luôn ảnh hưởng rất lớn với trẻ em và gây bức xúc cho bố mẹ các bé trong quá trình dạy trẻ giao tiếp hội nhập với xã hội hiện đại. Vì thế, cần xem lại cách nói với con cháu để trẻ vừa dễ nghe, dễ hiểu và qua đó vừa tạo được cách nói và giao tiếp đẹp trong trẻ.

Dạy trẻ đọc nhãn thực phẩm để ăn uống lành mạnh

Trẻ em cần được dạy thói quen đọc nhãn thực phẩm để biết loại nào tốt cho sức khỏe, tránh bị béo phì hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.

Theo phó giáo sư Tanda Kidd, một chuyên gia dinh dưỡng tại đại học bang Kansas, giúp trẻ em xây dựng những thói quen tốt trong ăn uống là cách tốt nhất để phòng chống bệnh béo phì.

Bí quyết giúp trẻ không sợ nước

(Kiến Thức) - Nếu muốn con mình nhanh biết bơi, cha mẹ hãy bắt đầu từ bài tập tâm lý giúp trẻ không sợ nước sau đây.  

Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc

Bơi lội là một trong những kỹ năng cần thiết để trang bị cho trẻ. Tuy nhiên làm thế nào để trẻ có thể vượt qua được những căng thẳng khi tiếp xúc với nước, ở tuổi nào trẻ có thể bắt đầu học bơi, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết. 

Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-2
 Độ tuổi thích hợp để cho trẻ học bơi. Thực tế, không có quy định hay tiêu chuẩn nào về độ tuổi trẻ có thể bắt đầu học bơi. Có thể tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ nhưng thông thường, ta nên cho trẻ làm quen với thế giới nước càng sớm càng tốt để giúp bé không sợ nước.
Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-3
 Ở các nước phát triển, bơi lội là bộ môn có trong chương trình giáo dục thể chất từ cấp mẫu giáo. Đây là cơ hội để trẻ em học bơi và tiếp cận một cách tự nhiên nhất với nước. Có nhiều gia đình đã cho con tiếp xúc với bể bơi chỉ một vài tháng sau khi trẻ chào đời.
Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-4
 Giải quyết vấn đề tâm lý là cốt lõi của việc trẻ nhanh biết bơi hay không. Một khi cảm giác sợ hãi đã xuất hiện thì việc đầu tiên cha mẹ cần làm trước khi dạy trẻ bơi là cho trẻ cảm thấy yên tâm và vui vẻ khi chơi cùng nước. Độ tuổi thích hợp nhất để có thể giải thích cho trẻ về ích lợi của việc biết bơi và bắt đầu học bơi là khoảng 5 -7 tuổi.
Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-5
Hãy khuyến khích trẻ rủ thêm một vài người bạn khác cùng tham gia lớp học bơi. Việc tiếp xúc với nước có thể khiến trẻ có cảm giác hồi hộp, lo lắng. Hãy để trẻ rủ thêm một vài người bạn đồng trang lứa và cũng mới bắt đầu học bơi để trẻ cảm thấy yên tâm hơn, hứng thú hơn khi học bơi.
Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-6
Cùng trẻ chơi trò nín thở. Bạn có thể cùng con chơi trò thi nín thở. Đây là cách tốt để cho trẻ tập luyện nín thở khi bơi. Trẻ không chỉ có khả năng nín thở tốt hơn mà còn giữ bình tĩnh tốt hơn khi ở dưới nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dạy cho con cách hít vào thật nhanh bằng miệng rồi thở ra từ từ bằng mũi. Đây là kỹ thuật hít thở quan trọng đầu tiên cho những người học bơi. 
Bai tap tam ly giup tre khong so nuoc-Hinh-7
Trang bị dụng cụ cần thiết cho trẻ trước khi học bơi. Để giúp các bé tránh gặp phải những bất tiện trong những lần đầu tiếp xúc với nước, việc học bơi nhanh chóng và hiệu quả hơn, bạn có thể trang bị cho thể những dụng cụ như phao bơi, kính bơi để hạn chế nước vào mắt, mũ bơi dành cho các bé gái, nút cài lỗ tai... 

Tin mới