Những câu nói thu phục con của mẹ Đỗ Nhật Nam

Rất nhiều phụ huynh đã chia sẻ và đồng tình với cách dạy con nhẹ nhàng, tinh tế của chị Phan Hồ Điệp - mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam.

Những câu nói thu phục con của mẹ Đỗ Nhật Nam
Bài viết về cách dạy con của chị Hồ Điệp nhận được rất nhiều lượt chia sẻ và bình luận của các bậc phụ huynh. Tất cả đều đồng tình và phục cách dạy con vô cùng tinh tế của chị.
Dưới đây là bài viết đáng suy ngẫm của chị Hồ Điệp:
Mình có biết một em học ở trường có sử dụng sổ liên lạc điện tử. Nhưng sổ này chỉ dùng cho việc báo những tin tức đại loại như: đóng tiền học, lịch tham quan và đặc biệt là báo về việc học sinh thiếu bài.
Vậy nên, cuối buổi chiều, ám ảnh nhất đối với em là khi thấy tin nhắn gửi đến từ nhà trường. Vì như thế có nghĩa là: Con đã thiếu bài. Và sau đó là những cơn giận dữ của bố mẹ.
Nhung cau noi thu phuc con cua me Do Nhat Nam
Đỗ Nhật Nam và mẹ Phan Hồ Điệp. 
Em kể với mình: Bạn ở lớp kiểm tra bài cô ạ, khi thấy thiếu bạn báo cho cô giáo và cô nhập vào sổ liên lạc để gửi cho bố mẹ. Có hôm em bị ghi, em sợ đến nỗi tan học không muốn về nhà.
Mình nghe xong, tự nhiên thấy lo lắng.
Có bao nhiêu em sợ việc học, sợ việc đến trường vì những kiểu liên lạc thế này.
Bởi sự giao tiếp giữa nhà trường và phụ huynh sao chỉ đơn giản và lạnh lùng thế. Có ai nói với cha mẹ về việc con ở lớp đã vui thế nào, đã chơi với bạn bè ra sao, đã có gì cố gắng so với chính bản thân con. Có ai giúp cha mẹ hiểu những nguyên nhân khiến con thiếu bài, khiến con không ghi chép đủ. Có ai ghi nhận những thành công khác của con ngoài việc học như nhặt hộ bạn cây thước, cố gắng chạy nhanh trong giờ thể dục, dám xung phong hát trước lớp...
Có ai... Nếu như con cái đã tự khép mình trong vỏ bọc của sợ hãi và lo lắng vì không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ.
Vậy nên, trước khi nhờ đến những cách “liên lạc” điện tử, mỗi cha mẹ hãy cố gắng để hiểu và khích lệ con.
Việc làm này nên được thực hiện từ khi con còn rất nhỏ, để không chỉ con mà chính bố mẹ cũng “học” cách nói với con cho hiệu quả.
Mình không dám chắc những gì mình làm với con là đúng, mình viết ra để mọi người cùng tham khảo:
1. Khi khuyến khích con thực hiện những công việc mà con chưa thực sự thích, mình hay dùng mẫu câu: Nếu... thì
Nếu em làm giúp mẹ việc nhà thì mẹ sẽ rất vui.
2. Tích cực hỏi ý kiến con và cho con lựa chọn: Dùng mẫu câu: “giữa”... “chọn”.
Giữa cái áo màu xanh và cái áo màu vàng, em chọn cái nào.
3. Khi đề nghị con làm việc gì đó thuộc về quy ước giữa hai mẹ con từ trước, mình hay dùng “muốn” thay cho “phải”, “cần”. Cố gắng nói đơn giản, ngắn gọn.
Mẹ muốn em thu dọn đồ chơi.
Ngược lại mình cũng thường hỏi con: Con có muốn mẹ....
4. Tích cực dùng các cụm từ biểu đạt cảm xúc: Mẹ rất vui; Mẹ tự hào; Mẹ thật hạnh phúc; Mẹ thấy hài lòng...
5. Khi ở cạnh con, đi chơi cùng con, thường xuyên dùng các cụm từ khuyến khích con nói: Hãy kể; hãy miêu tả; hãy tường thuật lại; hãy cho mẹ biết; hãy giúp mẹ hiểu; hãy tìm thông tin giúp mẹ; hãy đặt những câu hỏi cho mẹ nếu con muốn biết...
6. Khi muốn con dừng lại một công việc gì đó mà con đang thích để chuyển sang công việc khác, mình thường cùng con xem xét, đánh giá một chút về công việc con đang làm rồi mới nêu đề nghị của mình: “Còn bây giờ thì...”.
Ví dụ con xem thích xem ti vi, mình muốn con tắt. Mình sẽ ngồi xem khoảng ba phút, hỏi: Con đang xem gì? Con thích vì sao? Sau đó mẹ sẽ nói: Ừ, mẹ thấy cũng hay nhưng mẹ nghĩ đã đến lúc tắt. Còn bây giờ thì con đi học bài đi nhé!
7. Khi con mắc lỗi, nhìn thẳng vào mắt con, nghiêm nghị nói: “ Mẹ không vui; Mẹ không hài lòng /nhưng mẹ tin...”
8. Luôn dành một khoảng thời gian cho con kể chuyện trường lớp và bắt đầu: “Hôm nay có gì vui?.... Mẹ sẵn sàng lắng nghe.... Mẹ rất muốn biết... Mẹ rất thích được tìm hiểu... Mẹ muốn được “đi học” cùng em...”
9. Trẻ con cũng có những nỗi buồn của chúng. Hãy bên cạnh và an ủi: Mẹ thực sự lấy làm tiếc... Mẹ rất hiểu... Mẹ rất chia sẻ... Rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi... Mẹ “cá” là em sẽ biết cách giải quyết...
10. Hãy trao thêm “quyền lực” cho con bằng việc hỏi ý kiến: Con thấy thế nào?/ Con có ý tưởng gì không?/ Con có cách giải quyết nào không...?
Đây chỉ là một vài gợi ý dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Trong thực tế, việc giao tiếp với con sẽ diễn ra theo “muôn hình vạn trạng”, khi nào bố mẹ tin rằng, mình thực sự vì hạnh phúc của con, vì sự tự tin của con, vì tôn trọng con thì chắc chắn sẽ tìm được cách thích hợp nhất.

Sai lầm phổ biến của cha mẹ khi phạt con

(Kiến Thức) - Cha mẹ hãy tránh những sai lầm trong cách nuôi dạy con cái sau đây để không gây tác động tiêu cực đến tâm lý của chúng.

Sai lầm phổ biến của cha mẹ khi phạt con
Sai lam pho bien cua cha me khi phat con
Nếu bạn thường đánh vào đít, la hét hay dọa dẫm khi con từ chối lắng nghe thì phụ huynh đã sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Hình phạt có thể cần thiết để con phân biệt được đúng sai nhưng nếu cha mẹ dùng hình phạt không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. 
Sai lam pho bien cua cha me khi phat con-Hinh-2
 Đánh đòn roi. Đánh đòn lặp đi lặp lại là một sự trừng phạt lãng phí nhất để cô lập con bạn. Chấn thương lặp đi lặp lại dẫn đến kết quả học tập kém, trí tuệ và cảm xúc giảm, làm cho chúng lo lắng về cuộc sống và lớn lên có thể trở thành một người vô vị.
Sai lam pho bien cua cha me khi phat con-Hinh-3
Đầu tiên phụ huynh nên nén cơn giận và nói chuyện với trẻ, sau đó bớt một số đặc quyền như dùng máy tính, iPad hay rút ngắn thời gian chơi. Nếu tất cả các phương án thất bại thì mới đến đòn roi sau cùng.  

Những lưu ý để mứt dừa non bảo quản được lâu

(Kiến Thức) - Để mứt dừa non tự làm có thể bảo quản được lâu và không bị hôi mùi dầu, bạn cần lưu ý những điểm sau.

Những lưu ý để mứt dừa non bảo quản được lâu
Nhung luu y de mut dua non bao quan duoc lau
 Mứt dừa non ngon dẻo, dễ làm được đặc biệt yêu thích dịp Tết. Để đảm bảo mứt dừa non có thể bảo quản được lâu và không hôi mùi dầu, bạn phải đảm bảo những nguyên tắc sau: 

Công thức pad Thái siêu ngon “cải thiện” cho cả nhà

(Kiến Thức) - Món pad Thái chua chua, ngọt ngọt nhiều giá trị dinh dưỡng nhất định sẽ khiến tất cả các thành viên phải xuýt xoa trong ngày lạnh.

Công thức pad Thái siêu ngon “cải thiện” cho cả nhà
Cong thuc pad Thai sieu ngon “cai thien” cho ca nha

Nguyên liệu để làm món pad Thái gồm có: 1 túi hủ tiếu sợi lớn, 400g tôm to bóc vỏ, 200g thịt lườn gà, 400 giá đỗ, 1 bó hẹ hoặc hành lá, đậu phụ chiên, 2 quả trứng gà, 3 thìa canh gạch tôm, 2 thìa canh củ cải muối, hành, tỏi, chanh và lạc rang giã nhỏ. 

Tin mới