Những chất độc bị cấm vẫn được sử dụng trong thực phẩm

Những chất độc bị cấm vẫn được sử dụng trong thực phẩm

(Kiến Thức) - Chất tạo nạc Salbutamol, chất ướp xác formol hay melamine là chất dù bị cấm vẫn được sử dụng trong một số thực phẩm tại Việt Nam hoặc thế giới. 

Xem toàn bộ ảnh
Salbutamol: Salbutamol,  chất tạo nạc cho lợn thuộc nhóm chất độc hại nằm trong nhóm chất cấm sử dụng của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng. Trong y tế, salbutamol là thuốc để điều trị bệnh hen suyễn với liều lượng rất nhỏ và cần sự kiểm soát chặt chẽ của thầy thuốc.
Salbutamol: Salbutamol, chất tạo nạc cho lợn thuộc nhóm chất độc hại nằm trong nhóm chất cấm sử dụng của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng. Trong y tế, salbutamol là thuốc để điều trị bệnh hen suyễn với liều lượng rất nhỏ và cần sự kiểm soát chặt chẽ của thầy thuốc.
Sử dụng salbutamol liều cao có nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể gây tử vong nếu người dùng bị ngộ độc. Vì vậy việc Sabutamol được phát hiện sử dụng trong hàng trăm nghìn con lợn đã được giết mổ, đem bán thị trường Việt Nam khiến nhiều người lo lắng về khả năng đã ăn phải thịt heo ngậm chất cấm.
Sử dụng salbutamol liều cao có nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể gây tử vong nếu người dùng bị ngộ độc. Vì vậy việc Sabutamol được phát hiện sử dụng trong hàng trăm nghìn con lợn đã được giết mổ, đem bán thị trường Việt Nam khiến nhiều người lo lắng về khả năng đã ăn phải thịt heo ngậm chất cấm.
Formol: Formol là một hóa chất công nghiệp rất độc nhưng lại rất thông dụng. Formol có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác.
Formol: Formol là một hóa chất công nghiệp rất độc nhưng lại rất thông dụng. Formol có tính sát trùng cao nên trong y học sử dụng để diệt vi khuẩn, sát trùng và là dung môi để bảo vệ các mẫu thí nghiệm, các cơ quan trong cơ thể con người, ướp xác.
Kết quả giám sát được tiến hành tại TP HCM bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) năm 2014 cho thấy,1/3 mẫu bánh phở ở có chứa formol.
Kết quả giám sát được tiến hành tại TP HCM bởi Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) năm 2014 cho thấy,1/3 mẫu bánh phở ở có chứa formol.
Melamine: Melamine là một trong những hóa chất được khuyến cáo cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thực phẩm.
Melamine: Melamine là một trong những hóa chất được khuyến cáo cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thực phẩm.
Tuy nhiên, công ty sản xuất sữa Tam Lộc của Trung Quốc đã trộn melamine vào trong sữa để làm cho thực phẩm có độ đạm cao hơn. Những sản phẩm sữa nhiễm melamine ước tính gây ảnh hưởng 300.000 người, với 54.000 trẻ phải nhập viện và 6 bé tử vong do tổn thương thận. Ngoài ra một số sản phẩm khác của Trung Quốc như sữa YiLi, bánh bisuit, kẹo và nước ngọt... cũng bị phát hiện chứa chất độc này.
Tuy nhiên, công ty sản xuất sữa Tam Lộc của Trung Quốc đã trộn melamine vào trong sữa để làm cho thực phẩm có độ đạm cao hơn. Những sản phẩm sữa nhiễm melamine ước tính gây ảnh hưởng 300.000 người, với 54.000 trẻ phải nhập viện và 6 bé tử vong do tổn thương thận. Ngoài ra một số sản phẩm khác của Trung Quốc như sữa YiLi, bánh bisuit, kẹo và nước ngọt... cũng bị phát hiện chứa chất độc này.
Thạch tín: Thạch tín là một chất độc hại, thường có trong các mạch nước ngầm. Thạch tín nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp, chứa trong nước uống và một số thực phẩm, như gạo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hấp thụ hóa chất độc hại này lâu dài có thể dẫn đến ung thư và tổn thương da, ảnh hưởng đến sự phát triển, các bệnh tim mạch, thần kinh.
Thạch tín: Thạch tín là một chất độc hại, thường có trong các mạch nước ngầm. Thạch tín nhiễm vào nguồn nước tưới tiêu và trong đất trồng là nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp, chứa trong nước uống và một số thực phẩm, như gạo. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hấp thụ hóa chất độc hại này lâu dài có thể dẫn đến ung thư và tổn thương da, ảnh hưởng đến sự phát triển, các bệnh tim mạch, thần kinh.
Dù được khuyến cáo là chất độc hại nhưng thạch tín vẫn được trộn vào một số sản phẩm. Một cuộc điều tra năm 1955 cho thấy, công ty Morinaga trộn thạch tín với chất bảo quản disodium phosphate thông thường vào sữa. Hậu quả là các em sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa cùng một số biểu hiện khó xác định. Theo số liệu thống kê, 13.400 nạn nhân bị ảnh hưởng và ít nhất 100 người tử vong sau khi dùng sản phẩm sữa nhiễm thạch tín của Morinaga.
Dù được khuyến cáo là chất độc hại nhưng thạch tín vẫn được trộn vào một số sản phẩm. Một cuộc điều tra năm 1955 cho thấy, công ty Morinaga trộn thạch tín với chất bảo quản disodium phosphate thông thường vào sữa. Hậu quả là các em sẽ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa cùng một số biểu hiện khó xác định. Theo số liệu thống kê, 13.400 nạn nhân bị ảnh hưởng và ít nhất 100 người tử vong sau khi dùng sản phẩm sữa nhiễm thạch tín của Morinaga.

GALLERY MỚI NHẤT