Những chiếc máy bay bí mật của tổng thống Mỹ

Ngoài Air Force One và Marine One, luôn có những chiếc máy bay chuyên dụng sẵn sàng phục vụ tổng thống Mỹ khi công du nước ngoài, nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của chúng.
 

Air Force One có lẽ chính là chiếc máy bay nổi tiếng nhất thế giới vì nó gắn liền với những chuyến công du nước ngoài của tổng thống Mỹ.
Nhưng trên thực tế, có hàng nghìn nhân sự và thiết bị được điều động để phục vụ một chuyến công du nước ngoài của người đứng đầu Nhà Trắng. Trong số này còn có cả những chiếc máy bay nhỏ hơn, ít được biết đến hơn nhưng chúng luôn được đặt trong trạng thái sẵn sàng.
Air Force Two C-32A (Boeing 757)
Bên cạnh Air Force One, vốn được thiết kế lại từ nền tảng chiếc máy bay thương mại cỡ lớn 747 của hãng Boeing, tổng thống Mỹ có thể sử dụng một chiếc máy bay nhỏ hơn một nửa đó là Boeing 757, hay còn được gọi là Air Force Two. Những chiếc chuyên cơ Air Force Two thường có nhiệm vụ vận chuyển phó tổng thống hoặc phu nhân tổng thống và các thành viên quốc hội nhưng đôi khi nó cũng được huy động để phục vụ tổng thống trong những quãng đường ngắn hơn.
Nhung chiec may bay bi mat cua tong thong My
 Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một chuyến đi sử dụng chiếc Boeing 757. Ảnh: New York Times.
Tờ New York Times cho rằng ông Trump thường xuyên sử dụng chiếc Air Force Two để di chuyển từ Nhà Trắng tới những khu nghỉ dưỡng của mình vào cuối tuần, ví dụ như để tới Trump National Golf Club ở Bedminster, New Jersey.
Có tổng cộng 4 chiếc Boeing 757 đang được sử dụng để phục vụ chính phủ, mỗi chiếc trong số này đều bao gồm một trung tâm liên lạc và được chia thành 3 khu vực: phòng khánh tiết, khu hội thảo và khu chỗ ngồi có thể chứa 32 hành khách.
E-4B Nightwatch (phiên bản quân sự hóa của Boeing 747-200)
Trong biên chế không quân Mỹ hiện có 4 chiếc Boeing 747 được thiết kế đặc biệt, với tên gọi E-4B Nightwatch. Những chiếc máy bay này có thể được sử dụng như những trung tâm tác chiến quốc gia trên không, nơi tổng thống và các quan chức hàng đầu của Bộ Quốc phòng có thể chỉ huy quân đội trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công hạt nhân.
Không giống như hai chiếc Air Force One vốn được thiết kế đề cao sự tiện nghi và thoải mái, những chiếc E-4B Nightwatch thực chất là những phòng chiến tranh di động, với sự túc trực của những cố vấn quân sự, chuyên gia phân tích chiến lược và phụ tá thông tin liên lạc.
Nhung chiec may bay bi mat cua tong thong My-Hinh-2
 Một chiếc E-4B Nightwatch. Ảnh: AP.
Cũng giống như Air Force One, những chiếc E-4B có thể được tiếp nhiên liệu trên không và chúng còn có những phụ kiện đặc biệt. Trong số này có một chiếc ăng-ten dây dài 5 dặm, sẽ được máy bay kéo theo để giữ liên lạc với các tàu ngầm dưới biển trong trường hợp hệ thống liên lạc trên đất liền hoàn toàn bị phá hủy.
Cho đến những ngày cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, những chiếc E-4B luôn túc trực tại Căn cứ Không quân Andrews, sẵn sàng phục vụ trong vòng 15 phút. Hiện tại, những chiếc máy bay này được đỗ tại Căn cứ Không quân Offutt ở bang Nebraska.
Những chiếc Gulfstream
Một ngày trước khi Tổng thống Barack Obama tới Đức vào tháng 6/2009, một chiếc máy bay Gulfstream III màu trắng hạ cánh tại sân bay Stuttgart. Cũng giống như những chuyến đi khác của người đứng đầu Nhà Trắng, công tác chuẩn bị được thực hiện từ hàng tháng trước đó, và những máy bay quân sự Mỹ liên tục vận chuyển hàng hóa đến sân bay Dresden.
Thoạt tiên, những hoạt động chuẩn bị này có vẻ không liên quan đến việc chiếc máy bay màu trắng trị giá 40 triệu USD hạ cánh xuống Stuttgart, cách Dresden một giờ bay. Chiếc Gulfstream không có gì nổi bật bên cạnh những chiếc máy bay xa xỉ khác, lấp đầy nhiều sân bay lớn trên thế giới. Nhưng dù nó không có vai trò rõ ràng, phi hành đoàn luôn sẵn sàng chuẩn bị.
Nhung chiec may bay bi mat cua tong thong My-Hinh-3
Một chiếc Gulfstream với màu sơn trắng xanh đặc trưng, phục vụ nhiệm vụ đưa đón tổng thống Mỹ trong trường hợp khẩn cấp. Ảnh: Politico/ Lutz Lehmann. 
Chiếc Gulfstream chỉ ở Đức trong một ngày và sau đó nhanh chóng cất cánh trong khoảng thời gian tổng thống rời Đức tới Pháp để thực hiện chặng tiếp theo của chuyến công du. Khi chiếc Air Force One chở ông Obama tới thành phố Caen, chiếc Gulfstream bay qua eo biển Anh để hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Mildenhall, nơi chỉ cách một giờ bay tới bãi biển Normandy, nơi ông Obama tham dự lễ kỷ niệm ngày đổ bộ.
Sau đó, chiếc Gulfstream quay trở lại Căn cứ Không quân Andrews ở bang Maryland. Mọi thứ không có gì đặc biệt cho đến khi người ta chú ý đến con số ở đuôi máy bay, 60403, và phát hiện ra bí mật của nó.
Đây chính là chiếc máy bang mang mã số 86-0403 của Không quân Mỹ, một trong ba chiếc Gulfstream đặc biệt có nhiệm vụ đưa đón tổng thống trong trường hợp khẩn cấp, và di chuyển các thành viên của Cơ quan Chỉ huy Quốc gia, bao gồm các quan chức có thẩm quyền phóng tên lửa hạt nhân.
Những chiếc máy bay này không tồn tại một cách chính thức, nhưng từ lâu chúng đã lặng lẽ đi cùng tổng thống trong mọi chuyến công du nước ngoài, bay song song với lịch trình của Air Force One và hạ cánh tại những sân bay gần với sân bay mà tổng thống đặt chân, nhưng không bao giờ đỗ cùng sân bay với chiếc Air Force One.
Trang web của Không quân Mỹ không đề cập tới sự tồn tại của những chiếc Gulfstream này nhưng đơn vị không vận số 89, vốn đặc trách nhiệm vụ vận chuyển tổng thống, từng chia sẻ hình ảnh về những chiếc Gulfstream đã qua thời hạn sử dụng. Chúng được bổ sung vào phi đội từ năm 1985 khi chính quyền ông Ronald Reagan đẩy mạnh việc đầu tư vào khả năng tiếp tục tồn tại và làm việc của chính phủ Mỹ trong trường hợp bị tấn công hạt nhân.

Dàn chuyên cơ tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Theo Business Insider, nếu Chủ tịch Kim Jong-un đến Singapore bằng chuyên cơ riêng trong hôm 12/6 tới rất có thể nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ xuất hiện cùng với hai chuyên cơ Chammae-1 có thiết kế tương tự như chiếc Không lực Một của Tổng thống Mỹ.

Như thường lệ, lựa chọn duy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tới Singapore tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này vẫn là chiếc Không Lực Một (Air Force One). Nguồn ảnh: BI.
 Như thường lệ, lựa chọn duy nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi tới Singapore tham dự thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này vẫn là chiếc Không Lực Một (Air Force One). Nguồn ảnh: BI.
Chiếc Không Lực Một của Tổng thống Mỹ có số đăng bạ quốc tế là Air Force 8610, có khả năng bay ở tốc độ tối đa 965 km/h, tầm hoạt động 12.600 km và độ cao tối đa lên tới 13.750 mét. Nguồn ảnh: BI.
 Chiếc Không Lực Một của Tổng thống Mỹ có số đăng bạ quốc tế là Air Force 8610, có khả năng bay ở tốc độ tối đa 965 km/h, tầm hoạt động 12.600 km và độ cao tối đa lên tới 13.750 mét. Nguồn ảnh: BI.

Tổng thống Trump tăng cường sức mạnh Quân đội Mỹ bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây ký thông qua dự luật quốc phòng trị giá 716 tỷ USD cho phép ủy quyền chi tiêu quân sự, đồng thời khẳng định sẽ tăng cường sức mạnh quân đội chưa từng thấy của nước này.

Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?
 Ngày 13/8, sau kỳ nghỉ 12 ngày ở New Jersey, Tổng thống Trump đã tới thăm căn cứ Fort Drum ở New York và tại đây, ông đã ký ban hành Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trị giá 716 tỷ USD cho năm tài khóa 2019. (Nguồn ảnh: Reuters)
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-2
Dự luật quốc phòng này cho phép ủy quyền chi tiêu quân sự nhưng nhẹ tay hơn trong kiểm soát đối với hợp đồng giữa Chính phủ Mỹ và các công ty Trung Quốc như ZTE và Huawei. 
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-3
Tổng thống Trump cho rằng dự luật quốc phòng 716 tỷ USD là một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất đối với quân đội (Mỹ) trong thời hiện đại và khẳng định rằng Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh quân đội chưa từng thấy. 
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-4
Được biết, NDAA cũng bao gồm việc chi 7,6 tỷ USD để mua 77 tiêm kích F-35 do công ty Lockheed Martin chế tạo. NDAA cũng ngăn việc bàn giao các máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do lo ngại Ankara cũng muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga. 
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-5
Tổng thống Trump trao đổi với Thiếu tướng Walter Walt Piatt, chỉ huy căn cứ Fort Drum.
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-6
 Ông chủ Nhà Trắng chụp ảnh cùng Tướng Walter Walt Piatt và các binh sĩ Mỹ tại căn cứ Fort Drum.
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-7
 Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders tháp tùng ông Trump trong chuyến thăm căn cứ Ford Drum.
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-8
Tổng thống Trump phát biểu trước các binh sĩ Mỹ. 
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-9
 Theo Reuters, luật NDAA cũng củng cố ảnh hưởng của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan xem xét những đề nghị đầu tư nước ngoài để cân nhắc liệu chúng có đe dọa an ninh quốc gia hay không và biện pháp này được xem là nhắm vào Trung Quốc.
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-10
 Các binh sĩ Quân đội Mỹ lắng nghe Tổng thống Trump phát biểu.
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-11
Tháp tùng ông Trump trong chuyến đi này còn có Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly. Ảnh: Ông Kelly bước xuống chiếc Không lực Một tại căn cứ Fort Drum. 
Tong thong Trump tang cuong suc manh Quan doi My bang cach nao?-Hinh-12
 Tổng thống Trump trò chuyện với một binh sĩ Mỹ trong lúc theo dõi màn trình diễn quân sự trên không ở Fort Drum ngày 13/8.

Tin mới