Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/ 2024 liên quan đến thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, giá dịch vụ giáo dục; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức...

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024, gồm:
Bỏ thi thăng hạng giáo viên

Ngày 30/10/2024, Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2024. Quy định bỏ thi, chuyển sang xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Việc này phù hợp với quyết định của Chính phủ về bãi bỏ thi thăng hạng viên chức hồi cuối năm ngoái.

Thay vì thi, giáo viên được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, số năm công tác. Chẳng hạn, giáo viên mầm non hạng III muốn được xét lên hạng II phải có hai năm liền trước được xếp loại "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên. Giáo viên phổ thông và dự bị đại học phải ba năm đạt điều kiện này.
Nhung chinh sach giao duc co hieu luc tu thang 12
 Ảnh minh hoạ/ giaoducnet
Để được xét từ hạng II lên hạng I, giáo viên cần có 5 năm liền trước "Hoàn thành tốt nhiệm vụ" trở lên, trong đó có ít nhất hai năm "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Ngoài ra, họ cần có các danh hiệu thi đua, khen thưởng trong thời gian giữ hạng II. Việc này nhằm đảm bảo một danh hiệu, thành tích không được sử dụng đồng thời ở hai lần thăng hạng (từ hạng III lên II và từ II lên I).
Bộ GD&ĐT cho rằng các tiêu chuẩn trên sẽ giúp đảm bảo yêu cầu tỉ lệ giáo viên hạng I tối đa 10%, hạng II không quá 50%, theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, cũng như lựa chọn được những người xứng đáng.
Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo
Thông tư số 14/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/12/2024.
Theo Thông tư, giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là toàn bộ các khoản chi phí thực tế hợp lý phát sinh để hoàn thành việc giáo dục, đào tạo cho người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành, bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định, các chi phí khác và tích lũy (nếu có) hoặc lợi nhuận (nếu có).
Giá dịch vụ giáo dục, đào tạo được phân biệt theo cấp học, trình độ, lĩnh vực, ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và hình thức giáo dục, đào tạo; được điều chỉnh hằng năm khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thay đổi.
Trong đó, chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục, đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chi phí vật tư là chi phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học; hoạt động cung cấp dịch vụ gồm: chi phí văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ, điện nước... và các chi phí khác được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư.
Chi phí quản lý là chi phí phục vụ các phòng, ban của bộ phận quản lý trong cơ sở giáo dục, bao gồm chi phí tuyển sinh; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế...
Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định: là chi phí khấu hao hoặc hao mòn nhà cửa, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo được tính theo quy định của Bộ Tài chính và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định vào giá dịch vụ giáo dục, đào tạo do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Chi phí khác gồm các loại thuế khác theo quy định, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác.
Sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2023/TT-BLĐTBXH về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp. Thông tư này áp dụng từ ngày 10/12.

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 10/2024

Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; Quy định về hành nghề công tác xã hội...

Quy định đánh số nhà tại khu vực đô thị, nông thôn

Những chính sách có hiệu lực từ tháng 11/2024 người dân nên biết

Một loạt chính sách như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán, bỏ quy định giám sát CSGT... chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.

9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã

4 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024

Đó là chính sách về bổ sung điều khoản quy định về liên kết giáo dục với nước ngoài; quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục...

4 chính sách mới về giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2024 gồm: 
Điều chỉnh thủ tục công nhận bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam

Tin mới