Những cổ phiếu hàng đầu các nhóm ngành sẽ tiếp tục hút mạnh dòng tiền

Liên tiếp những bất ngờ xẩy ra trên TTCK Việt Nam tuần qua khi chúng ta chứng kiến diễn biến trái chiều của 2 nhóm nhà đầu tư – Giao dịch khối ngoại đẩy mạnh bán ròng liên tiếp để từ đầu tháng 4 đến nay khoảng hơn 3.200 tỷ thì khối nô%3ḅi lại mạnh mẽ mua vào.

Như vậy, bất chấp diễn biến dịch bệnh đang lan rộng trên toàn cầu và những hệ quả xấu của chúng lên nền kinh tế – TTCK toàn cầu và TTCK Việt Nam lại hồi phục mạnh. Chỉ tính riêng kể từ khi thị trường tạo đáy tại vùng 650 660 điểm thời điểm cuối tháng 3, VN-Index đã tăng liền 1 mạch lên mốc 789,6 điểm trong tuần giao dịch vừa qua.

Điều ngạc nhiên nhất đó là qua con số thống kê diễn biến nền kinh tế giai đoạn quý I với những số liệu đáng lo ngại từ việc sụt giảm 12/13 chỉ tiêu kinh tế vĩ mô – triển vọng ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang gam màu xám nhưng TTCK đã chọn cách phản ứng gây bất ngờ nhất đối với nhiều nhà đầu tư.

Tăng trưởng GDP giảm sốc và dự báo sẽ rất tồi tệ vào quý II/2020 nhưng niềm tin của các nhà đầu tư đã quay trở lại kèm theo sức mua tại các cổ phiếu chủ chốt là điều ngoài tiên lượng.

Đồng ý là thị trường tạo đáy sâu nhất và hình thành mẫu hình “double bottom” rồi sẽ phải điều chỉnh ở các vùng kháng cự 760-780 hoặc xa hơn là 800 điểm nhưng cách mà thị trường tăng điểm liên tuc 5/5 phiên giao dịch trong tuần qua đã chứng tỏ kinh tế Việt Nam vẫn tốt hơn những gì chúng ta tưởng.

Đặc biệt, dòng tiền nhàn rỗi đứng ngoài thị trường để chờ cơ hội bắt đáy giai đoạn nửa đầu tháng 4 đã làm tốt vai trò hỗ trợ thị trường, giúp thị trường tăng điểm liên tục thay vì phải điều chỉnh rung lắc mạnh mẽ.

Cho dù các nhận định tiêu cực của các chuyên gia kinh tế, dự báo diễn biến xấu của TTCK thì các tổ chức nước ngoài lại đánh giá cao triển vọng hồi phục của kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng Covid-19 và đánh giá thấp ảnh hưởng của đại dịch tới nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.

Nhung co phieu hang dau cac nhom nganh se tiep tuc hut manh dong tien
 

Có phải chăng cơ cấu điển hình nền kinh tế Việt Nam đang dễ thích nghi hơn trong bối cảnh dịch bệnh làm ảnh hưởng đến mọi nền kinh tế trên thế giới. Việc chuyển đổi linh hoạt mô hình hoạt động hay tỷ lệ tăng trưởng của các mảng ngành nghề mũi nhọn như da dầy, sản xuất công nghiệp, linh kiện điện tử gia dụng giảm mạnh nhưng quá trình phục hồi sẽ mạnh mẽ ngay khi thời gian cách ly xã hội kết thúc dự kiến vào cuối tháng 4.

Chính phủ Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ngợi khen về những biện pháp phòng chống và ứng phó đại dịch. Niềm tin của các quốc gia trên thế giới đối với khả năng cũng như những điểm mạnh của cách thức điều hành và quản lý kinh tế Việt Nam lại càng gia tăng – Cơ hội để có thêm các bạn hàng, cơ hội về sự chuyển dịch các nhà máy sản xuất công nghiệp, liên doanh liên kết – khả năng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn hậu Covid 19 sẽ rất lớn.

Việc niềm tin nhà đầu tư quay trở lại mạnh mẽ gấp nhiều lần cũng sẽ khiến TTCK hồi phục mạnh về điểm số cũng như việc khối ngoại sẽ sớm giải ngân mạnh trở lại.

Như vậy, cho dù VN-Index sẽ sớm gặp khó tại mốc kháng cự rất mạnh vùng 800 – 850 điểm trong tuần tới nhưng niềm tin của chúng ta sẽ khác và được cải thiện hơn khi đáy sâu nhất của thị trường đã diễn ra.

Đáy mới “rung lắc” điều chỉnh thứ 2 sẽ cao hơn vùng 660 điểm và có thể đứng tại mốc 760 – 780 điểm.

Trong các phiên đầu tuần tới, điều chỉnh kỹ thuật sẽ khó tránh khỏi nhưng dòng tiền mất kiên nhẫn sẽ sớm cân bằng – Bắt điều chỉnh là chiến lược của các nhà đầu tư mới trong khi những nhà đầu tư lão làng thận trọng và tiếp tục quan sát.

Nếu không có quá nhiều bất ngờ thì những cổ phiếu hàng đầu các nhóm ngành bảo hiểm, dầu khí, xây dựng dân dụng, tiêu dùng, tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính vẫn sẽ là những cổ phiếu thu hút dòng tiền.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý hôm nay, 18/4

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 18/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
 

* FTM: Ngày 16/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân – Fortex (FTM – HOSE) vào diện cảnh báo kể từ ngày 23/4/2020. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế năm 2019 là âm hơn 93,7 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2019 là âm hơn 46,4 tỷ đồng.

Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay bao nhiêu?

Trong khi Vietinbank bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận năm nay, nhiều ngân hàng vẫn tự tin lợi nhuận thu về sẽ ghi nhận đà tăng trưởng so với năm 2019.

Theo tài liệu họp cổ đông được Vietinbank công bố, nhà băng này đưa ra các chỉ tiêu tăng trưởng khiêm tốn và bỏ ngỏ con số lợi nhuận năm nay.