Những cuộc cạnh tranh khốc liệt trong giới khoa học
Hiền Thảo (theo Listverse)
Xem toàn bộ ảnh
AIDS xuất hiện vào đầu những năm 1980. Và nguyên nhân gây ra bệnh này đã được 2 nhóm khoa học riêng lẻ, một nhóm ở Maryland, Mỹ, do nhà khoa học Robert Gallo dẫn đầu và một là ở Paris, Pháp, do nhà khoa học Luc Montagnier dẫn đầu. Sau 2 năm, cả 2 nhóm đều tìm ra được virus HIV và nổ ra cuộc tranh cãi, ai là người đầu tiên tìm ra virus này. Giải pháp được 2 nhà khoa học lựa chọn là cùng nhau viết những bài báo với tư cách đồng tác giả của việc phát hiện ra virus này.
Công ty hóa sinh là Genetech của nhà khoa học Herbert Boyer, trường đại học California, San Francisco, và một nhóm đến từ đại học Harvard (Mỹ) là 2 đối thủ trong công cuộc tìm ra Insulin cho con người. Do điều kiện thiếu thốn vì không có đủ phòng thí nghiệm đạt chuẩn nên nhóm nghiên cứu đến từ Harvard đành chấp nhận thua cuộc trước Genetech.
Cuộc chạy đua tìm kiếm sao Hải Vương diễn ra một cách ngẫu nhiên do không ai trong cuộc biết đến công việc của người đối phương. Nhà toán học người Pháp Urbain Jean Joseph Le Virier và nhà toán học người Anh John Couch Adams đã cùng đưa ra những mô tả, dự đoán và công bố phát hiện về hành tinh này.
Công cuộc tìm ra nguyên tố thứ 43 trong bảng tuần hoàn Mendeleev là cuộc chạy đua giữa nhà vật lý học, đồng thời là người giành giải Nobel Emilio Segre (người Italy) với các đồng nghiệp đến từ Nga, Đức, Nhật và Ba Lan.
Từ lâu ai cũng biết cuộc chạy đua vào vũ trụ là cuộc đua khắc nghiệt giữa 2 cường quốc Mỹ, Liên Xô (và Nga sau này). Giữa những năm 1950, Mỹ đã phóng vệ tinh lên vũ trụ, nhưng thất bại thì năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh Sputnik với thời gian 98 phút bay ngoài không gian.
Cuộc chạy đua trong lĩnh vực cấy ghép tim diễn ra giữa 2 bác sỹ người Mỹ Norman Shumway, Adrian Kantrowitz và bác sỹ Nam Phi Christian Barnard. Dù phần thắng thuộc về bác sỹ người Nam Phi, nhưng công đầu lại thuộc về Shumwway và Kantrowitz với những thực nghiệm mà họ đã tiến hành.
Phát hiện ra cấu trúc ADN cũng là một cạnh tranh gay gắt chủ yếu giữa 2 nhóm khoa học người Anh: Francis Crick và James Watson thuộc đại học Cambridge, với ý tưởng phát triển dựa trên mẫu mô hình tam xoắn ốc của Linus Pauling, một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất hành tinh, người Mỹ và nhóm khoa học Maurice Wilkins và Rosalind Franklin đến từ trường cao đẳng King.
Cuộc đua tìm ra sơ đồ gen của con người là cuộc đua không cân sức với chiến thắng rõ rệt thuộc về Dự án gen người mà Mỹ và Anh cùng đầu tư, với Trung tâm nghiên cứu ADN do nhà khoa học Craig Venter lập ra.
Heike Onnes và James Dewar (đều là người Hà Lan) đã tham gia vào một cuộc đua khắc nghiệt nhất trong lịch sử khoa học: chế ra dụng cụ hóa lỏng hidro và helium. Nếu như Dewar là một nhà khoa học khá cổ hủ, với việc giữ kín những bí mật liên quan đến công việc thì Onnes lại là một nhà khoa học rất cởi mở. Phần thắng cuối cùng đã thuộc về Onnes nhưng không thể phủ nhận Dewar là một nhà khoa học tuyệt vời.
Khai thác năng lượng hạt nhân là cuộc đua giữa các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Livemore Lawrence, California (Mỹ) và dự án ITER do Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Nga, Mỹ tài trợ.