Những cuộc đua vào Nhà Trắng độc nhất vô nhị trong lịch sử

Phần lớn những người chạy đua vào Nhà Trắng đều phải có sự ảnh hưởng nhất định trong xã hội, song song với sự nổi tiếng của họ.

Những cuộc đua vào Nhà Trắng độc nhất vô nhị trong lịch sử
Trước hai ứng viên sáng giá nhất năm 2016 là tỉ phú Donald Trump và bà Hillary Clinton, đã từng có nhiều nhân vật không “kém cạnh” làm nên những sự kiện kỳ lạ chưa từng có trong lịch sử nước này.
Hệ thống bầu cử của nước Mỹ
Với diện tích lớn và hệ thống nhiều bang trên khắp lãnh thổ, nước Mỹ áp dụng quy trình bầu cử sát sao. Kênh BBC nhận định vị trí Tổng thống Mỹ mang tầm quan trọng đặc biệt. Bởi đây không chỉ là người đứng đầu một đất nước mà còn dẫn dắt cả Chính phủ, cũng như là chỉ huy trưởng cho hệ thống sức mạnh quân sự lớn nhất hành tinh.
Phần lớn những người chạy đua vào Nhà Trắng đều phải có sự ảnh hưởng nhất định trong xã hội, song song với sự nổi tiếng của họ. Đa số ứng viên Tổng thống thường là nhân vật đã từng phục vụ trong các cơ quan Chính phủ, nghị viện hoặc chính quyền bang.
Họ chờ đợi 4 năm một lần để sẵn sàng cho cuộc đua mà người định đoạt là toàn thể công dân đất nước. Theo quy định ban hành ở Mỹ, ứng viên Tổng thống phải là người trên 35 tuổi, sinh ra tại đất Mỹ và phải sống ở đất nước tối thiểu 14 năm.
Bên cạnh đó, không ai được giữ chức vị Tổng thống quá hai nhiệm kỳ. Ngày bầu cử được ấn định theo luật Mỹ là ngày thứ Ba, sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 (không tính ngày 1/11). Sở dĩ Quốc hội Mỹ chọn bỏ phiếu chung vào ngày thứ Ba vì thời gian này nằm trong khoảng ngày quy định theo luật cũ năm 1972 (linh hoạt bầu cử tại các bang tuỳ điều kiện bỏ phiếu trong 34 ngày trước ngày 1/12).
Nhung cuoc dua vao Nha Trang doc nhat vo nhi trong lich su
Cựu Tổng thống Mỹ thứ 33, ông Harry Truman cầm trên tay tờ báo với tít dẫn hài hước, hoàn toàn trái ngược với chiến thắng năm ấy của ông. Chicago Tribune “giật tít” ngay trang nhất là “Dewey defeats Truman” (ông Dewey đánh bại ông Truman) 
Hơn nữa, ngày thứ Tư trong tuần không thuận tiện vì tại một số vùng, đây là ngày họp chợ của nông dân. Còn nếu bầu cử vào ngày nghỉ thì hay vướng vào các ngày lễ tôn giáo. Thách thức đầu tiên của ứng viên Tổng thống là phải cạnh tranh để trở thành người đại diện cho đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà, hai đảng lớn nhất tại Mỹ. Bên cạnh đó còn các đảng nhỏ khác là Cải cách, Xanh, Tự do...
Để vượt qua bước này, các ứng viên phải cạnh tranh gay gắt với đối thủ ở nội bộ đảng suốt thời gian từ tháng Một đến tháng Sáu của năm đó. Các ứng viên thường đi khắp đất nước để vận động tranh cử.
Ngoài ra, cử tri ở từng bang cũng được bỏ phiếu lựa chọn những người đại diện họ tham dự đại hội đảng. Sau đó, những người đại diện sẽ chọn ứng viên Tổng thống của đảng đó. Trong quá trình bầu cử sơ bộ, quy trình chọn người dự đại hội đảng khá giống tổng tuyển cử.
Cử tri khắp đất nước nhận lá phiếu với tên của ứng cử viên rồi tới điểm bỏ phiếu. Số lượng của đoàn đại biểu tỉ lệ thuận với dân số của mỗi bang. Thông thường mỗi đoàn đại biểu chỉ ủng hộ một ứng cử viên.
Tại bầu cử sơ bộ, cử tri thuộc đảng nào sẽ chỉ lựa chọn danh sách ứng viên trong đảng đó. Giai đoạn sau đại hội đảng, những ứng viên Tổng thống chọn người cùng chạy đua vào vị trí phó tổng thống để chính thức bước vào “cuộc chiến” với đối thủ.
Giai đoạn cuối cùng là bầu cử Tổng thống. Giai đoạn này áp dụng quy trình bầu cử tri đoàn với các đại cử tri được bầu chọn bởi toàn thể cử tri Mỹ. Người dân mỗi bang bỏ phiếu chọn ra các đại cử tri, những đại cử tri này sẽ trực tiếp bầu chọn Tổng thống.
Tổng số đại cử tri từ 50 bang và Thủ đô Washington là 538, mỗi bang có lượng đại cử tri nhất định, dựa trên dân số của bang. Để trở thành Tổng thống Mỹ, ứng viên phải giành tối thiểu 270 phiếu đại cử tri. Đến tháng 12, đại cử tri toàn nước Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Sau đó một tháng, Quốc hội Mỹ sẽ họp để kiểm phiếu.
Trong trường hợp mỗi ứng viên giành 269 phiếu, Hạ viện Mỹ sẽ quyết định ai là nhân vật trở thành Tổng thống, Thượng viện sẽ chọn ra Phó Tổng thống.
Những cuộc bầu cử gay cấn nhất
CNN thống kê những cuộc bầu cử Tổng thống có diễn biến hấp dẫn, thậm chí điên rồ nhất nước Mỹ trong quá khứ. Dư luận thế giới vẫn nhắc đến sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ năm 1872. Cuộc bầu cử năm đó, một trong số ứng viên chính đột ngột qua đời ở cuộc bỏ phiếu cử tri đoàn cuối cùng.
Năm 1872 diễn ra cuộc đua đấu tranh giữa hai ứng viên chính là ông Horace Greeley, chủ một toà báo nổi tiếng đồng thời là ứng viên của liên minh đảng Dân chủ và Cộng hoà tự do với ông Ulysses S. Grant của đảng Cộng hoà.
Tuy nhiên, trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng, ông Greeley đã đột ngột qua đời, để đối thủ Grant đương nhiên giành thắng lợi. Người dân Mỹ ghi nhận trước đó ông Greeley cũng gần như chắc chắn đối diện với sự thất bại khi giành được số phiếu khiêm tốn 66 so với đối thủ, ông Grant giành được 286 phiếu bầu.
Từ thời điểm đó, ông Greeley là ứng viên Tổng thống duy nhất tại nước này qua đời trước giờ phút “cao điểm” công bố kết quả. Trong quá khứ, kết quả của cuộc bầu cử năm 1948 đem đến cho công dân Mỹ sự bất ngờ lẫn hài hước nhất khi nội dung công bố “đổi trắng thay đen” trong thời gian ngắn.
Cuộc đua năm ấy có sự tham gia của đương kim Tổng thống đảng Dân chủ Harry S. Truman và Thống đốc Thomas E. Dewey từ đảng Cộng hoà. Ông Truman dù đã chứng minh năng lực lãnh đạo suốt thời kỳ cuối Thế chiến II nhưng vẫn được nhận định là khó có thể chiến thắng. Ông Truman không nhận được nhiều sự ủng hộ của cử tri chính đảng Dân chủ do có nhiều sáng kiến khác biệt so với tinh thần của đảng thời đó.
Trái ngược với ông Truman, Thống đốc Dewey lại là nhân vật được đông đảo người dân yêu mến. Sở dĩ cuộc bầu cử này trở thành sự kiện khó quên với dân chúng nước Mỹ bởi câu chuyện truyền thông đầy hài hước từ tờ nhật báo Chicago Tribune. Thời điểm diễn ra bầu cử, các nhân viên kỹ thuật ở tờ báo này đã đồng loạt đình công.
Do đó tờ báo bang Illinois nước này phải xuất bản ấn phẩm sớm hơn thường lệ, tình cờ thời điểm ấy báo in trước khi có kết quả từ các điểm bỏ phiếu. Đáng chú ý ở đợt in đầu tiên, tờ Chicago Tribune “giật tít” ngay trang nhất là “Dewey defeats Truman” (ông Dewey đánh bại ông Truman). Thế nhưng kết quả chính thức của cuộc bầu cử lại khẳng định Tổng thống Truman mới chính là người chiến thắng.
Ngay sau đó, tờ báo đã kịp sửa lại tiêu đề trang nhất nhưng gần 150.000 bản in trước đã lọt ra thị trường. Do đó, suốt những ngày xôn xao tin ông Truman chiến thắng cuộc bầu cử, tờ báo này khiến độc giả tranh luận gay gắt vì dòng tít nổi tiếng “đổi trắng thay đen” kết quả bầu cử Tổng thống.
Thú vị hơn, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ kéo dài và dai dẳng nhất là sự kiện năm 1800. Đây là cuộc đua giữa ứng viên Tổng thống của đảng Liên bang Thomas Jeffeson và ứng viên đảng Dân chủ - Cộng hoà John Adams.
Kết quả cuộc bầu cử này vẫn gây nhiều tranh cãi bởi khi ấy Hiến pháp Mỹ không phân biệt giữa vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống. Do đó, ông Jeffeson đã giành được 73 phiếu bầu đại cử tri, ngang bằng với người ông lựa chọn làm Phó Tổng thống, ông Aaron Burr.
Tuy nhiên Hiến pháp Mỹ khi ấy quy định, nếu hai ứng viên Tổng thống được bầu chọn có quan hệ với nhau thì Hạ viện sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Ông Thomas Jeffeson đã phải kiên trì đấu tranh, chờ đợi đến cuộc bỏ phiếu thứ 36 để nhận được quyết định trở thành Tổng thống Mỹ.
Cuộc bầu chọn dai dẳng của hai ứng viên đã cho thấy nhiều vấn đề trong hệ thống bầu cử của Mỹ. Do đó Chính phủ Mỹ đã phải sửa đổi Hiến pháp nhằm quy định tách riêng các cuộc bầu Tổng thống và Phó Tổng thống nhằm tránh những trường hợp diễn ra ngoài khả năng dự đoán.

Chùm ảnh ba ứng viên còn lại trong bầu cử Tổng thống Mỹ

(Kiến Thức) - Ông Bernie Sanders, bà Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump là ba ứng viên còn lại trong đợt bỏ phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Chùm ảnh ba ứng viên còn lại trong bầu cử Tổng thống Mỹ
Chum anh ba ung vien con lai trong bau cu Tong thong My
 Trong Đảng Cộng hòa, cuộc đua giành quyền đề cử tham dự bầu cử Tổng thống Mỹ chỉ còn mỗi một ứng viên Donald Trump sau khi hai đối thủ là ông Ted Cruz và John Kasich bỏ cuộc. Ảnh: Ứng viên Trump quẳng chiếc áo khoác trong một sự kiện ở New York ngày 12/4/2016.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Cử tri “ghét” cả hai ứng viên hàng đầu

(Kiến Thức) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, cử tri Mỹ không ưa cả bà Hillary Clinton lẫn ông Donald Trump, nhưng họ lại không có sự  lựa chọn nào khác.

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Cử tri “ghét” cả hai ứng viên hàng đầu
Tạp chí Pháp Courrier International cho rằng cả hai ứng viên Hillaty Clinton (Dân chủ) và Donald Trump đều không được lòng dân vì những lý do khác nhau. Hai ứng viên này đều sẵn sàng đi quá đà để hạ đối phương và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có chiều hướng đặc biệt tiêu cực.
Cuộc đối đầu Donald Trump-Hillary Clinton sẽ rất quyết liệt

Ảnh cảnh sát Pháp xịt hơi cay ngăn người di cư Châu Phi

(Kiến Thức) - Cảnh sát chống bạo động Pháp đã sử dụng hơi cay để ngăn dòng người di cư Châu Phi vào nước này từ biên giới Italy.

Ảnh cảnh sát Pháp xịt hơi cay ngăn người di cư Châu Phi
Hàng trăm người di cư Châu Phi, bao gồm cả phụ nữ và trẻ nhỏ chủ yếu đến từ Sudan, Eritrea và Ethiopia, cố tìm cách vượt qua hàng rào cảnh sát Pháp tại bãi biển Balzi Rossi để vào nước Pháp từ Italy.
 Hàng trăm người di cư Châu Phi, bao gồm cả phụ nữ và trẻ nhỏ chủ yếu đến từ Sudan, Eritrea và Ethiopia, cố tìm cách vượt qua hàng rào cảnh sát Pháp tại bãi biển Balzi Rossi để vào nước Pháp từ Italy.
Hơn 100 di dân phá vỡ hàng rào dù cảnh sát Pháp sử dụng hơi cay nhằm ngăn cản họ.
 Hơn 100 di dân phá vỡ hàng rào dù cảnh sát Pháp sử dụng hơi cay nhằm ngăn cản họ.
Hình ảnh cảnh sát Pháp xịt hơi cay vào các di dân đến từ Châu Phi.
Hình ảnh cảnh sát Pháp xịt hơi cay vào các di dân đến từ Châu Phi
Đông đảo di dân tập trung ở bãi biển Balzi Rossi.
 Đông đảo di dân tập trung ở bãi biển Balzi Rossi.
Một người đàn ông bị trôi ra giữa biển Địa Trung Hải. Được biết, hàng trăm di dân tới Italy bằng thuyền mỗi ngày.
 Một người đàn ông bị trôi ra giữa biển Địa Trung Hải. Được biết, hàng trăm di dân tới Italy bằng thuyền mỗi ngày.
Năm ngoái, bãi biển ở Ventimiglia này trở thành khu trại tị nạn tạm thời cho các di dân nhưng sau đó bị cảnh sát phá bỏ.
 Năm ngoái, bãi biển ở Ventimiglia này trở thành khu trại tị nạn tạm thời cho các di dân nhưng sau đó bị cảnh sát phá bỏ.
Các di dân di chuyển ở bãi biển đầy đá hiểm trở. Cảnh sát Pháp sẽ giám sát các di dân này.
 Các di dân di chuyển ở bãi biển đầy đá hiểm trở. Cảnh sát Pháp sẽ giám sát các di dân này.
“Những người di cư tới Ventimiglia trong 3 năm qua đều có chung một mục đích là để vào nước Pháp”, cảnh sát Ventimiglia Giorgio Marenco cho biết.
“Những người di cư tới Ventimiglia trong 3 năm qua đều có chung một mục đích là để vào nước Pháp”, cảnh sát Ventimiglia Giorgio Marenco cho biết. 

Tin mới