Những đại gia Việt có tài sản khổng lồ ở nước ngoài
(Kiến Thức) - Ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức); Chính Chu - chồng tỷ phú khét tiếng của em gái Cẩm Ly... là những đại gia Việt có tài sản khổng lồ ở nước ngoài.
Bảo Ngọc (Tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
1. Bầu Đức Ông Đoàn Nguyên Đức, còn gọi là bầu Đức (SN 1962) khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó, ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác. Từ năm 1990, doanh nghiệp của ông phát triển, ông trở thành chủ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Ảnh: Doanh Nghiệp.
Năm 2007, bầu Đức bắt đầu đầu tư vào Lào ở 4 lĩnh vực chính là cao su, khoáng sản, thủy điện, mía đường. Tính đến năm 2014 Lào là quốc gia nước ngoài thu hút nhiều vốn đầu tư nhất của HAGL với tổng giá trị các dự án lên tới hơn 900 triệu USD tập trung chủ yếu ở tỉnh Attapeu (nam Lào) và Huaphanh (đông Lào)... Ảnh: VietNamNet.
Sau Lào, HAGL tiếp tục mở rộng sang thị trường Campuchia năm 2008. Tập đoàn này có khoảng 15.000 héc ta đất rừng ở miền đông Campuchia, chủ yếu dùng để phát triển cây cao su. Ngoài ra, còn có 2 mỏ sắt, nằm tại tỉnh Ratanakiri, cách nhau khoảng 20km và cách biên giới Việt Nam khoảng 40km. Tổng số vốn mà HAGL đầu tư vào Campuchia khoảng 100 triệu USD. Ảnh: www.brandsvietnam.com.
Thái Lan là thị trường thứ 3 mà bầu Đức "nhắm" đến. Năm 2008, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã cấp giấy phép cho Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh trực thuộc HAGL đầu tư ra nước ngoài theo hình thức liên doanh (Hoàng Anh Gia Lai Bangkok Co. Ltd) để xây dựng, mua bán căn hộ tại Thái Lan. Dự án khởi công từ tháng 9/2009, tổng vốn đầu tư là 20,4 triệu USD, trên diện tích đất hơn 5000 m2, dự án HAGL Bangkok có khoảng 140 căn hộ. Ảnh: Soha.
Đến năm 2012, HAGL chính thức xâm nhập thị trường Myanmar sau nhiều năm thăm dò khảo sát và chuẩn bị pháp lý. Tập đoàn này đầu tư 300 triệu USD xây dự án Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Centre. Đây là khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ cho thuê cao cấp tại cố đô Yangon. Dự án thực hiện theo hình thức BOT thời gian 60 năm. Ảnh: thethaovanhoa.vn.
Ngoài ra bầu Đức từng có 5 dự án thủy điện tại Lào với tổng công suất 400 MW, tổng đầu tư 500 triệu USD. Về khoáng sản, bầu Đức sở hữu một mỏ đồng và mỏ sắt tại Sekong với giá trị đầu tư 70 triệu USD. Đó là chưa kể 2 dự án sân bay trị giá 70 triệu USD tại Attapeu và Huanphan cũng được đầu tư hơn 60 triệu USD. Ảnh: VietNamNet.
2. Chính Chu - chồng tỷ phú "khét tiếng" của em gái Cẩm Ly Báo chí Mỹ coi Chính E. Chu (Chính Chu) là “người đàn ông đáng gờm” của phố Wall. Giới kinh doanh người Việt sống tại Mỹ đánh giá ông là một trong những người thành đạt trong cộng đồng. Vị đại gia này sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Ảnh: VietQ.
Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chi tiết về quãng thời gian trong nhà trường của Chính Chu không được tiết lộ nhiều. Trong hồ sơ Tập đoàn Blackstone nơi ông đang làm việc chỉ ghi tốt nghiệp loại xuất sắc. Ông Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ). Ảnh: Vietnamnet.
Khởi nghiệp tại phố Wall, tỷ phú Chính Chu thành danh nhờ những thương vụ M&A trị giá hàng triệu USD. Trước khi gia nhập Blackstone vào năm 1990, Chính Chu từng làm việc tại bộ phận mua bán và sáp nhập của Công ty Salomon Brothers từ năm 1988. Với sự tư vấn của Chính Chu, Tập đoàn Đầu tư tài chính Blackstone đã hoàn thành nhiều vụ đầu tư sinh lãi với giá hàng tỷ USD như hợp vốn mua hãng dược Nycomed và Catalent Pharma Solutions (3,3 tỷ USD), DJ Orthopedics (1,6 tỷ USD)... Ảnh: VietQ.
Năm 2004, Blackstone thực hiện vụ mua lại lớn khi nắm quyền kiểm soát Tập đoàn Hóa chất Celanese của Đức với giá 3,8 tỷ USD chỉ sau vài cú điện thoại. Theo đánh giá, bản hợp đồng có hời được lập nhờ những nỗ lực thương thảo và hiểu biết của vị tỷ phú gốc Việt. Ảnh: VietQ.
Cuối năm 2007, Chính Chủ được nhiều tờ báo chú ý và được biết đến là "một thương nhân ẩn danh" khi chỉ 34,3 triệu USD để mua trọn tầng 89, một nửa tầng 90 tại tháp Trump World Tower, khiến tỷ phú Donald Trump “nóng mặt”. Tuy nhiên, sau những cố gắng bất thành để mua nốt nửa tầng còn lại, Chính Chủ bỏ thêm 5 triệu USD để tăng không gian trên tầng mái tòa nhà, nâng tổng chi phí lên 39,3 triệu. Ảnh: VietQ.
Theo hãng tin Bloomberg, tháng 11/2015, Chính Chu đã từ chức tại Blackstone, nhưng ông vẫn giữ vị trí Cố vấn cấp cao tại Tập đoàn này. Chính Chu cho biết, ông muốn tìm kiếm thử thách ở những lĩnh vực mới, bao gồm lĩnh vực phi lợi nhuận. Ảnh: Vietnamnet.
3. Tỷ phú Hoàng Kiều Tỷ phú Hoàng Kiều được tờ tạp chí danh tiếng của Mỹ - Forbes xếp hạng thứ 693 trên thế giới năm 2017 với khối tài sản lên đến 2,9 tỷ USD. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Vốn yêu thích công việc kinh doanh từ nhỏ, ông Hoàng Kiều sớm đạt được thành công ở tuổi 30, khi sở hữu một khách sạn lớn ở Đà Nẵng. Ảnh: vietnamfinance.vn.
Năm 1975, ông sang Mỹ, làm lại từ đầu với hai bàn tay trắng và tìm được công việc tại phòng thí nghiệm điều trị gan của Abbott. Sau 5 năm, ông được đề bạt lên vị trí giám đốc, được cử đi học quản trị kinh doanh, sau đó mua lại một phần cơ sở thí nghiệm này. Từ đây, ông lập công ty RAAS và điều hành công việc thu gom huyết thanh chuyên dụng, cung cấp cho ngành công nghiệp phân tách. Ảnh: Internet.
Kinh doanh thành công giúp ông mở rộng RAAS và "bao" luôn dịch vụ thử nghiệm cho các cơ sở sản xuất huyết tương lớn của Mỹ. Năm 1988, ông chuyển một phần việc kinh doanh của mình tới Trung Quốc, lập ra Shanghai RAAS. Khi Shanghai RAAS được IPO trên sàn chứng khoán Thâm Quyến, tài sản của ông Hoàng Kiều gia tăng nhanh chóng, từ mức 1,6 tỷ USD vào khoảng tháng 3/2014 lên mức 2,8 tỷ USD vào tháng 9/2014, xếp thứ 222 người giàu nhất tại Mỹ. Ảnh: Internet.
4. Tỷ phú đôla Trần Đình Trường Với khối tài sản ước tính lên tới hơn 1,2 tỷ USD Mỹ, doanh nhân Trần Đình Trường được coi là người Việt Nam giàu có nhất tại Mỹ. Ông là chủ của nhiều khách sạn xa hoa tại New York, đáng kể nhất phải nhắc đến là khách sạn Carter Hotel ở quảng trường Times Square. Ảnh: Đời sống pháp luật.
Đại gia Trần Đình Trường quê ở Hà Tĩnh, sang Mỹ từ năm 1975 và bắt đầu kinh doanh khách sạn tại Mahattan, New York. Không chỉ là người giàu có về của cải, ông Trường còn là người hào phóng. Ông đã từng chi 3,2 triệu USD để mua hai máy bay trực thăng tài trợ cho các tổ chức cứu trợ tại Ethiopia và chi 2 triệu USD tài trợ khi Mỹ gặp Sự kiện khủng bố ngày 11/09. Ảnh:Internet.
Với những nghĩa cử dành cho cộng đồng, đại gia Trường từng được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh, và trao tặng Giải Đuốc Vàng tại Washington D.C. Sau khi đại gia Trường từ trần, khối tài sản của ông được để lại cho các con cháu tiếp tục gây dựng và phát triển. Ảnh: Vietnamnet.