Những dấu hiệu cảnh báo vết mổ đẻ đang gặp nguy hiểm

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo vết mổ đẻ đang gặp nguy hiểm, các mẹ cần chú ý ngay.

Những dấu hiệu cảnh báo vết mổ đẻ đang gặp nguy hiểm
Mang thai và làm mẹ có lẽ là những thay đổi sinh học quan trọng nhất mà một người phụ nữ phải trải qua trong cuộc đời. Sau khi đón chào một "thiên thần", cơ thể mẹ thay đổi đến mức khó hiểu. Và nếu sinh bằng phương pháp mổ lấy thai, mẹ sẽ cần được chăm sóc nhiều hơn trong quá trình phục hồi.
Mổ lấy thai là một phẫu thuật lớn nên sau khi sinh mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý và chú ý chăm sóc vết mổ để tránh nhiễm trùng. Dưới đây là 6 dấu hiệu vết mổ đẻ đang gặp vấn đề, mẹ nên đến gặp bác sĩ kiểm tra ngay.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
1. Sốt cao
Sốt nhẹ là hiện tượng bình thường sau khi trải qua phẫu thuật. Nhưng nếu mẹ bị sốt cao không dứt trong vòng 24 tiếng thì cần đến gặp bác sĩ kiểm tra. Đặc biệt, sốt cao 40 độ C có thể là dấu hiệu của việc vết mổ đang bị nhiễm trùng.
2. Vết mổ có mùi hôi
Khi bị nhiễm nấm hoặc viêm, vết mổ có thể có mùi khó chịu. Mẹ nên chú ý giữ vết mổ khô ráo. Sau khi tắm, mẹ có thể dùng máy sấy ở nhiệt độ thấp để làm khô vết mổ. Nếu mùi hôi dai dẳng không dứt thì cần đến bác sĩ khám gấp.
3. Cảm cúm
Nếu mẹ sau sinh có những triệu chứng cảm cúm như ớn lạnh, sốt, ho, đau nhức cơ thể và kiệt sức, đó có thể là dấu hiệu vết mổ bị nhiễm trùng. Sau khi trải qua một cuộc đại phẫu, cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh và tổn thương. Tốt nhất mẹ nên đi bệnh viện kiểm tra vì các triệu chứng cúm hoàn toàn có thể lây sang bé.
4. Vết mổ bị nóng
Sau phẫu thuật, vết mổ sẽ hơi đỏ và nóng nhẹ nhưng vài ngày là hết. Trong trường hợp mẹ thấy vùng vết rạch tiếp tục bị nóng và vùng da tiếp giáp ửng đỏ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy vết mổ đang bị nhiễm trùng, cần được điều trị ngay.
5. Chảy mủ
Khi vết mổ chưa khô thì hiện tượng chảy nước vàng trong suốt (chảy huyết thanh hoặc dịch mô) là bình thường. Tuy nhiên, nếu vài ngày vết thương vẫn không khô, dịch chảy ra nhiều hơn, có màu xanh lá hoặc vàng thì nghĩa là nó đã bị nhiễm trùng.
6. Sưng và viêm
Nếu sau sinh lâu ngày mà vết mổ vẫn không hết sưng và viêm thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng. Đôi khi, hiện tượng viêm còn xảy ra cả ở chân, đùi và mắt cá.
Ngoài ra, sau khi mổ đẻ, sản phụ cũng thường bị bế sản dịch, tụ dịch lòng tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra một vài ngày sau khi mổ đẻ. Những ngày đầu sau mổ, sản dịch có thể tự ra âm đạo, nhưng sau đó lại ngưng hẳn, hoặc kéo dài dai dẳng.
Cùng với biểu hiện đó, cơ thể sản phụ xuất hiện tình trạng sốt, căng tức vùng hạ vị, khi sờ nắn trên bụng, thấy đáy tử cung còn ở trên cao, ấn có thể căng tức và đau thì có thể sản phụ đã bị ứ dịch.
Hiện tượng trên xảy ra là do cổ tử cung đóng kín làm cho sản dịch không thoát ra ngoài được, gây ứ đọng trong lòng tử cung. Nếu không xử trí kịp thời, khối ứ dịch hóa mủ có thể gây viêm nội mạc tử cung và gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
Băng huyết cũng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau khi mổ đẻ. Biến chứng này thường không lường trước được. Khi bị băng huyết, sản phụ có thể tử vong nhanh chóng do mất máu quá nhiều. Một số người khác có thể phải cắt bỏ tử cung hoặc một phần tử cung để cấp cứu.

Thương tâm những trẻ sơ sinh bị bác sĩ mổ đẻ trúng người

(Kiến Thức) - Sự thiếu cẩn trọng của các bác sĩ khi mổ đẻ trúng người trẻ sơ sinh, gây ra những thương tích không đáng có cho trẻ khiến gia đình nạn nhân không khỏi bức xúc.

Thương tâm những trẻ sơ sinh bị bác sĩ mổ đẻ trúng người
Không ít trường hợp bác sĩ mổ đẻ trúng người trẻ sơ sinh gây nên thương tích cho trẻ khiến gia đình nạn nhân không khỏi bức xúc.
Mổ đẻ trúng đầu trẻ sơ sinh
Vừa qua, báo chí đồng loạt đưa tin vụ việc một bé sơ sinh bị bác sĩ là phó Trưởng khoa Sản Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng trong lúc mổ sinh đã vô tình làm rách da đầu trẻ sơ sinh. Đó là bác sĩ Nguyễn Hải Lê (phó Trưởng khoa Sản Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng) trong lúc mổ sinh cho vợ anh Hồ Tiến Phúc (30 tuổi), ngụ tại thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt là chị Trần Thị Thanh Lan (29 tuổi) đã mổ đẻ trúng đầu trẻ sơ sinh, gây bức xúc, bất bình cho gia đình sản phụ.

Tình hình sức khỏe mẹ ung thư di căn mổ đẻ cứu con

(Kiến Thức) - Sự dũng cảm, hi sinh quên mình của thai phụ bị ung thư phổi di căn quyết tâm mổ đẻ ngồi cứu con khiến hàng triệu người xúc động.

Tình hình sức khỏe mẹ ung thư di căn mổ đẻ cứu con
Trao đổi với Kiến Thức, PGS.TS Trần Văn Thuấn Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết: "Hiện tại, tình hình sức khỏe của bệnh nhân Đậu Thị Huyền Trâm 25 tuổi, ở Thạch Quý, TP. Hà Tĩnh - sản phụ bị ung thư phổi di căn nhưng vẫn quyết tâm mổ đẻ ngồi cứu con và cháu bé sơ sinh con bệnh nhân này đang có những tiến triển khá tốt.

Những ca mổ cấp cứu ly kỳ nhất năm 2016

(Kiến Thức) - Năm 2016 ghi nhận rất nhiều ca mổ cấp cứu ly kỳ, cảm động có 1-0-2 được các y bác sĩ khắp cả nước ta thực hiện.

Những ca mổ cấp cứu ly kỳ nhất năm 2016
Mổ cứu sống sản phụ lên cơn đau tim và thai nhi.

Tin mới