Những dấu hiệu cho thấy con bạn đang bị bắt nạt

"Tôi đã sai lầm khi tìm gặp bạn con để thuyết phục chúng đừng đụng đến con tôi nữa. Tai hại thay, cháu bị bắt nạt nhiều hơn!" - bà mẹ chia sẻ.

Những đứa trẻ dễ bị bắt nạt
Chị Nguyễn Thị Ngọc Minh, giảng viên trường ĐHSP Hà Nội, đã chia sẻ về chủ đề “con bị bắt nạt” nhân dịp ra mắt cuốn sách “Tớ không sợ bị bắt nạt” (tác giả Emmanuelle Piquet - NXB Nhã Nam biên dịch và phát hành) vào sáng nay (7/10) tại Hà Nội.
Đây là đề tài không chỉ riêng chị Minh, người mẹ có hai con trai quan tâm, mà còn là câu chuyện đau đầu của những bà mẹ có con bị bạn bè, thậm chí thầy cô bắt nạt hàng ngày mà không hề hay biết.
Khi biết con mình đang có một nhóm bạn liên tục kiếm cớ gây sự, người mẹ trẻ quyết định đi tìm nhóm bạn đó để “thương thuyết”, nhờ các bạn đừng làm phiền con chị nữa. Kết quả của cuộc gặp đó thật khủng khiếp, khi chính sự can thiệp không đúng cách đã khiến con chị bị bạn bắt nạt nhiều hơn, khiến tình hình thêm căng thẳng.
Nhung dau hieu cho thay con ban dang bi bat nat
 Không khó để bắt gặp tình trạng trẻ bắt nạt nhau ở trường học. Ảnh minh họa.
Có nhiều trải nghiệm về vấn đề trẻ bị bắt nạt, chị Nguyễn Thị Ngọc Minh cho rằng, những đứa trẻ dễ bị bắt nạt khi chúng thiếu tự tin, dễ tổn thương. Một đứa trẻ tự tin, không hề e sợ sẽ dễ dàng tạo cho mình một hàng rào chắc chắc không ai dễ đụng vào.
“Trong khi đó, “kẻ” bắt nạt chính là những đứa trẻ thèm khát nhìn thấy sự sợ hãi, hoang mang của người khác. Khi “đối tượng” mà chúng nhắm đến không còn hoang mang, sợ hãi nữa thì nó sẽ đi tìm bạn bè khác để thỏa mãn thèm khát đó” – nữ phụ huynh chia sẻ.
Hành vi bắt nạt nhau, nặng nề nhất là tẩy chay, theo bà Phạm Xuân – Hiệu trưởng trường Mầm non Rising Star (Hà Nội) thậm chí xuất hiện rất sớm, từ lứa tuổi mầm non. Đây cũng là đối tượng ít có khả năng tự vệ, là cá nhân thiếu quyền lực nhất trong gia đình.
“Trẻ càng bé, biểu lộ hung hăng càng thể hiện rõ nét vì ít che giấu được cảm xúc. Thường thì bạn nào to lớn, khỏe hơn thì sẽ bắt nạt bạn bé. Ngược lại, cũng có những bạn bé bắt nạt nhau như cấu, đánh, cào nhau. Ngoài bắt nạt thể xác, bé còn có biểu hiện bắt nạt bạn bằng ngôn ngữ như bảo nhau “Đừng chơi với nó, thằng béo ú, thằng ị đùn…” – nữ Hiệu trưởng lấy ví dụ.
Theo bà Phạm Xuân, trẻ bị bắt nạt sẽ thấy rõ hai hệ quả: Con sẽ luôn tin vào những lời và nhận định mà kẻ bắt nạt “dán nhãn” vào mình, từ đó cảm thấy bản thân mình xấu xí, không đủ tích cực, vững vàng và dễ bị tổn thương. Hệ quả thứ hai là trẻ sẽ vùng vẫy trong sự giận dữ. “Về nhà thì đeo mặt nạ chứng tỏ mình ổn, nhưng khi một mình thì đấm đá, tra tấn chính mình do không có lối thoát nào để đương đầu với sự giận dữ đó”.
Nhận diện trẻ bị bắt nạt
“Trẻ mầm non chưa biết che giấu cảm xúc nên mẹ dễ phát hiện ra con bị bắt nạt, ví dụ như con sẽ mách khi bị bạn đánh. Một số trẻ không nói ra thì thường bị sang chấn tinh thần như ngủ mơ rồi dậy khóc nước mắt đầm đìa, gặp bất thường về ăn, ngủ... cũng là những bé có nguy cơ đang bị bắt nạt” - bà Phạm Xuân lưu ý.
Với trẻ lớn hơn, theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương- chuyên gia tâm lý trường ĐHSP Hà Nội, mẹ dễ dàng phát hiện ra khi con có dấu hiệu bị bắt nạt, thậm chí bạo lực như:
- Quần áo sách vở đồ dùng học tập của con bị mất, xộc xệch, hủy hoại khi đi học về.
- Cơ thể con có vết cắn, cào cấu bầm không giải thích được
- Con sợ đi học, sợ đi bộ đến trường hoặc từ trường về, từ chối đến buổi sinh hoạt với bạn bè, đi đường vòng từ trường về nhà
- Con không hứng thú với việc làm bài, việc học bị sa sút, buồn vui thất thường, rối loạn khí sắc như trầm cảm, lo âu, khó ngủ, thường xuyên bị ác mộng, giảm lòng tự tin.
Còn theo chị Ngọc Minh, sử dụng ngôn ngữ tiêu cực rất có thể là một trong những dấu hiệu con bị bắt nạt. Con luôn nói ra việc tiêu cực như con không làm được đâu, con không thể… “Đó là lúc con thấy sợ hãi, bất lực, điều này ảnh hưởng đến chiến lược dùng lời của con, theo hướng tiêu cực”.
Giúp con bằng hiệu ứng mũi tên ngược
Kinh nghiệm của chị Ngọc Minh khi biết con bị bắt nạt là sớm giúp con cân bằng cảm xúc, thể hiện sự quan tâm, lo lắng và yêu thương con nhiều hơn để con lắng lại tức thời sự lo âu sợ hãi của mình.
“Khi con cảm giác an toàn và tự do rồi, lúc đó mới để cho con kể lại câu chuyện vì sao con bị bắt nạt, hoặc vì sao con bắt nạt người khác. Khi con nhận ra được vấn đề, tôi lại tiếp tục đặt câu hỏi: Theo con làm thế nào, tại sao con bị bắt nạt? Nghĩa là cùng con đưa ra các phương án khác nhau hoặc phản biện các phương án của con để tìm cách giải quyết tốt nhất” - chị Minh nói
Một phương án để xử lý tình trạng con bị bắt nạt, theo bà Phạm Xuân, bố mẹ có thể sử dụng “hiệu ứng boomerang”, hay còn gọi là hiệu ứng mũi tên ngược. Tức là biến những điểm yếu của trẻ thành thế mạnh, dùng cách đó để làm vũ khí phòng ngừa bằng tất cả sự tự tin của con
“Rèn sự tự tin của con, thể hiện qua phong thái, hãy giúp con đi thẳng, nhìn thẳng, tự tin thoải mái, không e sợ trước bạn bè. Nghĩa là con sẽ đối diện với nỗi sợ hãi đó, “trưng” nó ra cho mọi người thấy, để kẻ bắt nạt thấy rằng dù chúng có chê bai, giễu cợt con, con cũng không bị tổn thương!” – bà Phạm Xuân nói.

Con bị bắt nạt qua mạng, cha mẹ nên làm gì?

Có đến 1/4 số trẻ em từ 12 đến 17 tuổi bị bắt nạt qua mạng dưới các hình thức khác nhau, theo thống kê của NetChildrenGoMobile. Cha mẹ nên làm gì?

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?
Vấn nạn bạo lực khi sử dụng công nghệ số đã và đang trở nên nghiêm trọng. Hậu quả của việc bắt nạt qua mạng có thể khiến trẻ trở nên tách biệt, giấu diếm; việc học bị ảnh hưởng và chúng có thể trở nên chán nản, hay gây hấn với người khác hoặc thậm chí có xu hướng tự tổn thương bản thân.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-2
 Vì thế cha mẹ phải nhận thức được vấn đề và biết cách để đối phó ngay từ những ngày đầu tiên. Hãng bảo mật Kaspersky Lab đã hợp tác cùng các nhà tâm lý học trẻ em trên khắp thế giới để đưa ra những lời khuyên cho việc hỗ trợ nạn nhân của vấn nạn bắt nạt qua mạng. Sau đây là những lời khuyên:
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-3
 1. Hãy luôn ở bên trẻ, không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao gửi yêu thương. Vào lúc này, các em rất cần được an ủi rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra hay có làm gì đi nữa, bạn vẫn luôn ở bên ủng hộ.

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-4
 2. Đừng xem nhẹ vấn đề bắt nạt qua mạng. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất chính là cuộc sống của con bạn. Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí, vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-5
3. Đây vẫn chưa là thời điểm để nói lý lẽ. Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm chí sự thật là vậy. Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-6
Đừng nói rằng bạn còn chịu đựng nhiều hơn thế hay bạn đã mạnh mẽ đối đầu như thế nào. Hãy nói rằng những lúc ấy điều bạn cần nhất chính là một người lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-7
 4. Sự đồng cảm chân thành thật sự cần thiết. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng cảm nhận với chúng. Hãy giải thích rằng bạn đã từng đối mặt những thách thức tương tự - dù không phải trên Internet nhưng vẫn rất khó khăn.
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-8
 5. Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ - điều cần thời gian và không nên vội vàng - thì hãy bắt đầu nói đến vấn đề. Đừng đoán xem chúng đang định nói gì. Hãy để chúng tự bắt chuyện và kể với bạn về điều đó theo cách của chúng. Điều này rất quan trọng để con bạn có thể tự trút bỏ gánh nặng.

Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-9
Khi thảo luận về vấn đề này, Alexander Frofeey - Giám đốc Marketing Kaspersky Lab cho biết: “Ngôn từ có thể giúp ích là ngôn từ của tình yêu thương và ủng hộ chân thành. Đây là thông điệp chính mà chúng tôi muốn truyền tải trong việc chống lại vấn nạn bắt nạt Internet. Thông điệp này không chỉ của riêng chúng tôi mà còn được chia sẻ bởi những nhà tâm lý học đã tham gia vào dự án này trên toàn thế giới. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-10
Bắt nạt trên mạng xuất hiện bất cứ nơi nào truy cập vào Internet - gần như là cả thế giới. Thế nên, chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh trên toàn cầu nắm bắt được cách giải quyết vấn đề”. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-11
Trong chiến dịch chống lại bạo lực Internet, Kaspersky Lab đã phát triển một cổng thông tin tương tác mới “Words Can Save” chứa nhiều thông tin về vấn đề và hướng dẫn các bậc cha mẹ qua các dấu hiệu ngầm của bạo lực Internet ở con trẻ. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-12
Trang wordscansave.me giúp các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc gần gũi với trẻ và giúp đỡ chúng với ngôn từ phù hợp. 
Con bi bat nat qua mang, cha me nen lam gi?-Hinh-13
Kaspersky còn có trang kid.kaspersky.com cung cấp cho trẻ và các bậc phụ huynh những câu chuyện được chia sẻ từ nạn nhân, những bài học và bài kiểm tra để đo mức độ hiểu biết về vấn đề và nhiều thông tin bổ ích khác giúp trẻ vượt qua vấn nạn này. 

Dấu hiệu cho thấy con bạn bị bắt nạt ở trường học

(Kiến Thức) - Khi trẻ bị bạn đánh và giữ im lặng thì hoàn toàn không tốt vì ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Đây là những dấu hiệu cha mẹ cần hết sức để ý. 

Dau hieu cho thay con ban bi bat nat o truong hoc

Con không muốn đi học: Trẻ lười đi học vào một ngày nào đó là bình thường. Song nếu trẻ không chịu đi học mặc dù trước đó đang rất vui vẻ hoặc bỗng nhiên trẻ kiếm cớ bị đau bụng… thì chứng tỏ trẻ bị bạn đánh hoặc bị bắt nạt ở trường. Lúc này cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng xem trẻ có khó chịu vì đau bụng thật không. Nếu trẻ vẫn vui vẻ khi nói về bạn bè ở trường thì chứng tỏ mọi chuyện vẫn hoàn toàn bình thường.  

Tin mới