Những điều chưa biết về chứng sợ bóng tối

Sợ bóng tối là một hiện tượng tâm lý xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn. Chứng sợ bóng tối được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau.

Những điều chưa biết về chứng sợ bóng tối
Trẻ nhỏ thường sợ bóng tối mà không rõ lý do, bởi bộ não non nớt của các bé có xu hướng tưởng tượng ra những hình ảnh đáng sợ nhằm giải thích cho việc điều gì có thể xảy đến một khi người lớn tắt đèn và mọi thứ đều tối om. Tuy vậy, nỗi sợ bóng tối cũng phổ biến ở người lớn.
Ở mức độ nghiêm trọng, chứng sợ bóng tối có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của chủ thể, khiến cho người này thường xuyên sống trong tình trạng lo âu, trầm cảm hoặc căng thẳng suốt phần lớn thời gian trong ngày. Những người sợ bóng tối thường ngại ra đường khi trời tối và không thích ngủ một mình, gây ảnh hưởng lên cả sinh hoạt hàng ngày của những thành viên khác trong gia đình.
Nguyên nhân của chứng sợ bóng tối
Chứng sợ bóng tối của con người thường bắt nguồn từ những trải nghiệm không vui hoặc có tính chất gây chấn thương tâm lý trong quá khứ của họ. Ảnh: Genius
Chứng sợ bóng tối của con người thường bắt nguồn từ những trải nghiệm không vui hoặc có tính chất gây chấn thương tâm lý trong quá khứ của họ. Ảnh: Genius 
Theo các lý thuyết về tiến hóa, sợ bóng tối đã từng là một chiến thuật cần thiết giúp con người tồn tại trong tự nhiên vào thời xa xưa. Tổ tiên của loài người luôn phải sống trong tình trạng có thể bị tấn công bất kỳ lúc nào bởi các loài động vật săn mồi sống về đêm, nên từ đó con người hình thành một sự nhạy cảm đặc biệt đối với bóng tối.
Ở khía cạnh tích cực, nỗi sợ bóng tối giúp trẻ em được an toàn vào ban đêm, làm cho các bé có ý thức không đi ra ngoài vào những khoảng thời gian trời tối tăm. Tuy vậy, trẻ sẽ mất nhiều năm để nhận ra rằng bóng tối tuy nguy hiểm nhưng nó không nhất thiết đáng sợ.
Vào thời hiện đại, các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng chứng sợ bóng tối của con người thường bắt nguồn từ những trải nghiệm không vui hoặc có tính chất gây chấn thương tâm lý trong quá khứ của họ. Điển hình là nhiều đứa trẻ thường bị người lớn phạt quỳ gối trong bóng tối mỗi khi phạm lỗi. Ngay cả những trò đùa quái ác của anh chị em trong nhà hoặc bạn bè của trẻ liên quan đến hành vi bỏ mặc trẻ xoay xở trong đêm tối cũng có thể khiến đứa bé đó hình thành nỗi sợ bóng tối.
Những bộ phim chứa nhiều hình ảnh hoặc yếu tố bạo lực, kinh dị, ma quỷ, nhiều phân cảnh máu me chặt chém và các hiện tượng siêu nhiên thường xuất hiện ở những nơi tối tăm cũng có tác dụng tiêm nhiễm nỗi sợ bóng tối vào tâm trí của người xem phim, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Những trẻ em từng chứng kiến hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục, tai nạn giao thông và nhiều sự việc đáng sợ khác cũng có thể trở nên dễ bối rối, lo lắng hoặc sợ hãi ở những nơi có sự hiện diện của bóng tối, và nỗi sợ này có thể kéo dài suốt cuộc đời các em. Những người lớn sợ bóng tối vì những sự kiện kinh hoàng trong quá khứ thường có xu hướng hồi tưởng những ký ức đó mỗi khi ở một mình trong bóng đêm hoặc những nơi tối tăm.
Biểu hiện của chứng sợ bóng tối
Trẻ nhỏ dưới tuổi đến trường thường có biểu hiện mút ngón tay hoặc tè dầm mỗi khi đi ngủ vào ban đêm. Các bé này sợ ngủ một mình, thường dính chặt với người lớn và chỉ đi ngủ khi đèn mở. Chứng sợ bóng tối cũng có thể ảnh hưởng đến cả thói quen ăn uống và ngủ nghỉ hàng ngày của trẻ, khiến các em có những biểu hiện như:
- Thở gấp.
- Tim đập nhanh.
- Run rẩy, hay lo sợ.
- Đau ngực, thường xuyên cảm thấy ngạt thở.
- Buồn nôn kèm nhiều triệu chứng bất ổn khác liên quan đến bao tử và ruột.
- La khóc không rõ lý do.
- Khó ăn, kén ăn hoặc ăn quá nhiều.
Bên cạnh những triệu chứng về mặt thể chất như trên, trẻ em sợ bóng tối còn có thể có những biểu hiện bất ổn về mặt tâm lý như:
- Suy nghĩ nhiều về cái chết.
- Có những nỗi sợ vô căn cứ như sợ “ma,” sợ “ông kẹ,” “ông ba bị” hoặc “quái vật trong tủ quần áo” - những nhân vật không có thật mà người lớn thường nêu ra để dọa trẻ và buộc trẻ vâng lời.
- Thường xuyên kiểm tra gầm giường hoặc các ngăn tủ để biết chắc rằng không có “quái vật” hay “ông kẹ” nào trong đó.
- Không dám ngủ một mình, không chịu ra ngoài đường khi trời tối.
- Thích thức khuya, ngủ không ngon giấc.
- Từ chối hoặc trốn tránh những công việc buộc trẻ phải bước vào những không gian tối tăm hoặc thiếu ánh sáng.
Chứng sợ bóng tối có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến căng thẳng thần kinh. Người lớn thiếu ngủ do sợ bóng tối thường mất tập trung trong công việc, dẫn đến hiệu quả làm việc kém. Những người sợ bóng tối thường mắc phải những triệu chứng tâm lý khác như trầm cảm và lo sợ cả nhiều điều khác, gây giảm sút chất lượng cuộc sống.
Khắc phục chứng sợ bóng tối
Hầu hết người lớn mắc phải chứng sợ bóng tối đều biết rằng nỗi sợ của mình là vô căn cứ, nhưng lại không biết làm thế nào để vượt qua nó. Trong trường hợp này, các chuyên gia tâm lý sẽ ứng dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để giúp bạn xác định được chính xác nguyên nhân hoặc nguồn cơn của nỗi sợ bóng tối, chẳng hạn như thôi miên trị liệu và các kỹ thuật tự lực hoặc tự giúp bản thân (self-help techniques).
Với các kỹ thuật tự giúp, người sợ bóng tối được yêu cầu đối diện với chính điều mình đang sợ hãi, viết lại những suy nghĩ hoặc những sự suy diễn vô căn cứ xuất hiện trong đầu mình lúc đó, rồi lần lượt giải thích chúng, chuyển hóa chúng thành những phản ứng lý trí. Thiền định và tư duy tích cực cũng là vài kỹ thuật tự giúp có khả năng giúp chúng ta khắc phục dần chứng sợ bóng tối.
Lập trình ngôn ngữ tư duy (Neuro-linguistic programming – NLP) và các liệu pháp nhận thức hành vi (cognitive behavioral therapy) cũng là vài kỹ thuật khác có hiệu quả trong việc vượt qua nỗi sợ bóng tối. Những kỹ thuật này có tác dụng giúp người sợ bóng tối quản lý các phản ứng của bản thân mỗi khi đối diện với các tác nhân kích thích nỗi sợ, cụ thể trong trường hợp này chính là những không gian tối tăm và thiếu ánh sáng.
Chứng sợ bóng tối cũng có thể được gia giảm bằng cách dùng các loại thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cần phải có chỉ định của bác sĩ để phòng tránh tác dụng phụ, và đây cũng không phải là giải pháp lâu dài giúp khắc phục chứng sợ bóng tối.
Việc trẻ nhỏ sợ bóng tối ở một độ tuổi nhất định là một hiện tượng bình thường trong quá trình học hỏi và phát triển của trẻ. Nhưng nếu nỗi sợ này kéo dài cho đến khi trưởng thành và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, cách tốt nhất vẫn là tìm đến sự tham vấn của bác sĩ và chuyên gia tâm lý để có được những giải pháp hiệu quả và lành mạnh nhất nhằm khắc phục nỗi sợ của mình.

10 nỗi sợ ám ảnh loài người

10 nỗi sợ ám ảnh loài người
1. Sợ độ cao (Acrophobia): Chứng sợ độ cao khác với chứng sợ gió hay sợ bay và đôi khi bị nhầm lẫn với chóng mặt. Nếu bạn có cảm giác lo sợ khi đứng trên đỉnh mái nhà hay nhìn lên một tòa nhà cao tầng, rất có thể bạn bị chứng sợ độ cao.
 1. Sợ độ cao (Acrophobia): Chứng sợ độ cao khác với chứng sợ gió hay sợ bay và đôi khi bị nhầm lẫn với chóng mặt. Nếu bạn có cảm giác lo sợ khi đứng trên đỉnh mái nhà hay nhìn lên một tòa nhà cao tầng, rất có thể bạn bị chứng sợ độ cao.
Trong khi các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng, chứng sợ độ cao là do sự thiếu lý trí (nhát) thì một nghiên cứu mới đây lại có cách giải thích hoàn toàn khác. Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra, người mắc chứng bệnh này là do họ cho rằng, độ cao của tòa nhà lớn hơn thực tế rất nhiều.
 Trong khi các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng, chứng sợ độ cao là do sự thiếu lý trí (nhát) thì một nghiên cứu mới đây lại có cách giải thích hoàn toàn khác. Kết quả nghiên cứu mới chỉ ra, người mắc chứng bệnh này là do họ cho rằng, độ cao của tòa nhà lớn hơn thực tế rất nhiều.
2. Sợ không gian kín (Claustrophobia): Những triệu chứng của chứng sợ hãi này thường xuất hiện khi người bệnh ở trong một không gian chật hẹp như đi thang máy, lái xe, đi máy bay…
 2. Sợ không gian kín (Claustrophobia): Những triệu chứng của chứng sợ hãi này thường xuất hiện khi người bệnh ở trong một không gian chật hẹp như đi thang máy, lái xe, đi máy bay… 
Chứng sợ không gian kín có thể được phân loại từ nhẹ đến nặng. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, chỉ từ việc đóng cánh cửa phòng ngủ, bệnh nhân cũng có thể trở nên vô cùng sợ hãi.
 Chứng sợ không gian kín có thể được phân loại từ nhẹ đến nặng. Đối với những trường hợp nghiêm trọng, chỉ từ việc đóng cánh cửa phòng ngủ, bệnh nhân cũng có thể trở nên vô cùng sợ hãi.
3. Sợ bóng tối (Nyctophobia): Trên thực tế, sợ bóng tối là một trong những chứng sợ hãi phổ biến nhất ở trẻ em. Giáo sư Thomas Ollendick - chuyên gia tâm lý học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Virginia (Mỹ) cho biết: “Trẻ em thường tin vào những thứ chúng tưởng tượng ra trong bóng tối, như bị bắt cóc, bị lấy mất đồ chơi…”.
 3. Sợ bóng tối (Nyctophobia): Trên thực tế, sợ bóng tối là một trong những chứng sợ hãi phổ biến nhất ở trẻ em. Giáo sư Thomas Ollendick - chuyên gia tâm lý học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em Virginia (Mỹ) cho biết: “Trẻ em thường tin vào những thứ chúng tưởng tượng ra trong bóng tối, như bị bắt cóc, bị lấy mất đồ chơi…”.
Những sự sợ hãi này sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và dần phát triển thành chứng sợ hãi. Nếu không được điều trị, chứng sợ bóng tối vẫn tồn tại khi trẻ lớn lên.
 Những sự sợ hãi này sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và dần phát triển thành chứng sợ hãi. Nếu không được điều trị, chứng sợ bóng tối vẫn tồn tại khi trẻ lớn lên.
4. Sợ rắn (Ophidiophobia): Những người mang chứng bệnh này cảm thấy sợ hãi không chỉ khi chạm vào con rắn mà ngay cả lúc nhìn hình ảnh hay thậm chí nghe người khác nói đến loài bò sát này.
 4. Sợ rắn (Ophidiophobia): Những người mang chứng bệnh này cảm thấy sợ hãi không chỉ khi chạm vào con rắn mà ngay cả lúc nhìn hình ảnh hay thậm chí nghe người khác nói đến loài bò sát này.
Tiến hành nghiên cứu trên người lớn và trẻ em, các nhà khoa học thấy rằng, những người này nhận diện hình ảnh rắn nhanh hơn rất nhiều khi phát hiện ếch, hoa hay bướm. Các nhà khoa học khẳng định: “Để có thể phát hiện ra rắn nhanh, bộ não phát triển to hơn, tầm nhìn nhanh nhạy hơn. Khả năng này cứ thế được truyền lại qua các thế hệ”.
 Tiến hành nghiên cứu trên người lớn và trẻ em, các nhà khoa học thấy rằng, những người này nhận diện hình ảnh rắn nhanh hơn rất nhiều khi phát hiện ếch, hoa hay bướm. Các nhà khoa học khẳng định: “Để có thể phát hiện ra rắn nhanh, bộ não phát triển to hơn, tầm nhìn nhanh nhạy hơn. Khả năng này cứ thế được truyền lại qua các thế hệ”.
5. Sợ nhện (Arachnophobia): Đây là một nỗi ám ảnh về động vật cực kỳ phổ biến. Người bệnh thường sợ mạng nhện và các dấu hiệu cho thấy một con nhện đang quanh quẩn đâu đó. Ngoài ra họ cũng sợ cả những hình ảnh về nhện.
 5. Sợ nhện (Arachnophobia): Đây là một nỗi ám ảnh về động vật cực kỳ phổ biến. Người bệnh thường sợ mạng nhện và các dấu hiệu cho thấy một con nhện đang quanh quẩn đâu đó. Ngoài ra họ cũng sợ cả những hình ảnh về nhện.
Họ có xu hướng phát triển suy nghĩ thúc đẩy sự hoang tưởng khi quan sát những hình ảnh, chuyển động hay tiếng động xung quanh. Các triệu chứng như lo âu quá mức, hoảng loạn, mất kiểm soát, ngất xỉu, lo sợ đến mức bỏ chạy cũng sẽ xảy ra ở người mắc chứng bệnh này.
 Họ có xu hướng phát triển suy nghĩ thúc đẩy sự hoang tưởng khi quan sát những hình ảnh, chuyển động hay tiếng động xung quanh. Các triệu chứng như lo âu quá mức, hoảng loạn, mất kiểm soát, ngất xỉu, lo sợ đến mức bỏ chạy cũng sẽ xảy ra ở người mắc chứng bệnh này. 
6. Sợ bị chích hoặc kim tiêm (Trypanophobia): Sợ kim tiêm là biểu hiện của sự sợ bệnh viện hay các vật nhọn nói chung. Chứng sợ hãi này có thể dẫn đến các phản ứng sinh lý nghiêm trọng như tụt huyết áp, ngất xỉu…Trong một vài trường hợp, khi chứng bệnh này trở nên nặng hơn có thể khiến bệnh nhân né tránh mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
 6. Sợ bị chích hoặc kim tiêm (Trypanophobia): Sợ kim tiêm là biểu hiện của sự sợ bệnh viện hay các vật nhọn nói chung. Chứng sợ hãi này có thể dẫn đến các phản ứng sinh lý nghiêm trọng như tụt huyết áp, ngất xỉu…Trong một vài trường hợp, khi chứng bệnh này trở nên nặng hơn có thể khiến bệnh nhân né tránh mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe.
7. Sợ sấm sét (Astraphobia): Những tiếng nổ inh tai của sấm hay vệt sáng lóa của tia chớp có thể khiến một số người thót tim và toát mồ hôi. Người bị chứng sợ sấm sét thường chọn sống ở những vùng có thời tiết ôn hòa, ít xảy ra sấm chớp.
 7. Sợ sấm sét (Astraphobia): Những tiếng nổ inh tai của sấm hay vệt sáng lóa của tia chớp có thể khiến một số người thót tim và toát mồ hôi. Người bị chứng sợ sấm sét thường chọn sống ở những vùng có thời tiết ôn hòa, ít xảy ra sấm chớp. 
Họ cũng có xu hướng đối phó với nỗi sợ hãi này bằng cách tìm kiếm “nơi trú ẩn”, bảo vệ bản thân ở nơi không có cửa sổ, không thể nhìn thấy cơn bão. Để điều trị chứng sợ sấm sét, bệnh nhân cần được hỗ trợ từ những người xung quanh. Họ cần được giải thích rõ về bản chất của hiện tượng sấm sét. Ngoài ra, những người này cũng cần kiên trì tập luyện khả năng đối mặt với sự sợ hãi.
 Họ cũng có xu hướng đối phó với nỗi sợ hãi này bằng cách tìm kiếm “nơi trú ẩn”, bảo vệ bản thân ở nơi không có cửa sổ, không thể nhìn thấy cơn bão. Để điều trị chứng sợ sấm sét, bệnh nhân cần được hỗ trợ từ những người xung quanh. Họ cần được giải thích rõ về bản chất của hiện tượng sấm sét. Ngoài ra, những người này cũng cần kiên trì tập luyện khả năng đối mặt với sự sợ hãi.
8. Sợ bị bệnh (Nosophobia): “Bệnh tưởng” là một rối loạn có liên quan đến sự sợ hãi dai dẳng về việc mắc một căn bệnh không rõ nào đó. Những người bị rối loạn này có thể trở thành “khách hàng” thường xuyên của bác sĩ, hoặc ngược lại tránh né việc khám bệnh vì sợ nghe tin xấu.
 8. Sợ bị bệnh (Nosophobia): “Bệnh tưởng” là một rối loạn có liên quan đến sự sợ hãi dai dẳng về việc mắc một căn bệnh không rõ nào đó. Những người bị rối loạn này có thể trở thành “khách hàng” thường xuyên của bác sĩ, hoặc ngược lại tránh né việc khám bệnh vì sợ nghe tin xấu.
“Hội chứng sinh viên y khoa” và “khám bệnh qua mạng” là những dạng cơ bản của chứng sợ bị bệnh. Khi đó người mắc chứng rối loạn này sẽ tích cực nghiên cứu một căn bệnh nào đó và sau đó bắt đầu tin rằng mình có những triệu chứng của bệnh đó.
 “Hội chứng sinh viên y khoa” và “khám bệnh qua mạng” là những dạng cơ bản của chứng sợ bị bệnh. Khi đó người mắc chứng rối loạn này sẽ tích cực nghiên cứu một căn bệnh nào đó và sau đó bắt đầu tin rằng mình có những triệu chứng của bệnh đó.
9. Sợ vi trùng (Mysophobia AKA Germophobia): Chứng sợ vi trùng là sự sợ hãi dữ dội về việc bị nhiễm bệnh do vi trùng. Nó liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mà biểu hiện đặc trưng nhất là việc rửa tay quá nhiều. Những người mắc bệnh này thường cho rằng, tay luôn dơ bẩn và cần phải thường xuyên rửa tay để “gột sạch” vi trùng.
 9. Sợ vi trùng (Mysophobia AKA Germophobia): Chứng sợ vi trùng là sự sợ hãi dữ dội về việc bị nhiễm bệnh do vi trùng. Nó liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mà biểu hiện đặc trưng nhất là việc rửa tay quá nhiều. Những người mắc bệnh này thường cho rằng, tay luôn dơ bẩn và cần phải thường xuyên rửa tay để “gột sạch” vi trùng.
10. Sợ số 13 (Triskaidekaphobia): Có một số tranh cãi về nỗi sợ số 13. Nhiều chuyên gia xem nó như một sự mê tín dị đoan hơn là một nỗi sợ hãi thực sự. Mặc dù vậy, chứng sợ số 13 rất phổ biến trong văn hóa phương Tây và nó đã thực sự thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Ví dụ, nhiều người không chịu sống trong ngôi nhà có số nhà là 13 hay máy bay bỏ qua hàng ghế thứ 13…
 10. Sợ số 13 (Triskaidekaphobia): Có một số tranh cãi về nỗi sợ số 13. Nhiều chuyên gia xem nó như một sự mê tín dị đoan hơn là một nỗi sợ hãi thực sự. Mặc dù vậy, chứng sợ số 13 rất phổ biến trong văn hóa phương Tây và nó đã thực sự thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình. Ví dụ, nhiều người không chịu sống trong ngôi nhà có số nhà là 13 hay máy bay bỏ qua hàng ghế thứ 13…

















Khám phá bí mật những nỗi sợ của bé

(Kiến Thức) -Với bé yêu có thể chỉ tiếng sấm, tiếng chó sủa, bóng tối... có thể là nỗi sợ của bé mà mẹ không phải lúc nào cũng biết.

Khám phá bí mật những nỗi sợ của bé
Kham pha bi mat nhung noi so cua be
Sợ bóng tối. Nhiều bé có nỗi sợ bóng bẩm sinh tuy nhiên phần lớn các bé sợ bóng tối do người lớn tạo thành. Chính việc người lớn dọa dẫm cái bé về bóng tối, về ma, về ông ba bị trong bóng tối khiến bé luôn có nỗi sợ vô hình mỗi khi quanh mình tối đen.

Mẹo dân gian trị lẹo mắt tại nhà nhanh khỏi nhất

(Kiến Thức) - Để không ngứa ngáy và khó chịu vì lẹo mắt, bạn nên tận dụng những nguyên liệu tự nhiên như sữa, nghệ, tỏi… để cải thiện tình hình.

Mẹo dân gian trị lẹo mắt tại nhà nhanh khỏi nhất
Meo dan gian tri leo mat tai nha nhanh khoi nhat
Lẹo mắt là bệnh thường gặp ở mi mắt. Bệnh gây đau nhức bờ mi, kết hợp với tình trạng phù nề làm cho bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt. Lẹo mắt nếu chữa trị không đúng cách có thể để lại sẹo và làm mất thẩm mỹ đôi mắt của bạn.

Tin mới