(Kiến Thức) - Hệ miễn dịch của con người có chức năng bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại bệnh tật và các yếu tố bên ngoài có hại khác.
Nguyên Thảo
Xem toàn bộ ảnh
Hệ thống này hoạt động bằng cách đầu tiên xác định vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng ẩn nấp trong cơ thể và sau đó gửi một đội quân của nó - các tế bào máu trắng - đến tiêu diệt những "kẻ xâm lược" và các mô bị nhiễm bệnh. Sau đây là 11 sự thật đáng ngạc nhiên về hệ miễn dịch.
Một số người có ít hoặc không có hệ thống miễn dịch. Bộ phim năm 1976, "Cậu bé trong bong bóng nhựa", mô tả một người có hệ miễn dịch bị suy giảm nên phải sống trong một môi trường hoàn toàn vô trùng bởi vì cơ thể của cậu bé không thể chống lại nhiễm trùng. Mặc dù câu chuyện là hư cấu, các bệnh về hệ thống miễn dịch - tiêu biểu là bệnh suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (SCID) , hoặc còn gọi là "bệnh cậu bé bong bóng" - là rất thực tế , xảy ra ở khoảng 1 trong mỗi 100.000 ca sơ sinh.
Từ lâu người ta tin rằng sự mất cân bằng chất lỏng gây ra bệnh. Các lý thuyết về mầm bệnh cho rằng cơ thể con người gồm có 4 chất lỏng (hay còn gọi là humors): máu, mật vàng, mật đen và đờm. Sự dư thừa hoặc thiếu hụt một hoặc nhiều các humors là nguyên nhân gây bệnh và khuyết tật. Phương pháp điều trị bệnh là tập trung việc khôi phục lại sự cân bằng chất lỏng.
Tài liệu tham khảo sớm nhất về khả năng miễn dịch có từ hơn hai thiên niên kỷ trước. Vắc-xin đầu tiên được phát triển vào cuối thế kỷ 18, nhưng mọi người nhận ra tầm quan trọng của khả năng miễn dịch trước đó rất lâu. Trong khi bệnh dịch hạch xảy ta ở Athens trong năm 430 trước CN, người Hy Lạp nhận ra rằng những người trước đó đã sống sót sau bệnh đậu mùa thì không nhiễm bệnh dịch hạch nữa. Trong thế kỷ thứ 10, người chữa bệnh Trung Quốc bắt đầu thổi vảy đậu mùa khô vào mũi của bệnh nhân khỏe mạnh, những người này sau đó nhiễm một dạng nhẹ của bệnh. Đặc biệt, những người này sau đó trở nên miễn nhiễm với bệnh đậu mùa.
Triệu chứng bệnh tật đôi khi là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với mầm bệnh. Bạn thường nghe rằng vi khuẩn, virus và nấm là nguyên nhân của các triệu chứng bệnh nhưng điều này là không chính xác về mặt kỹ thuật. Triệu chứng bệnh đôi khi xảy ra do hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng lại các vi sinh vật. Ví dụ, hãy cảm lạnh thông thường. Hóa chất trong hệ miễn dịch được gọi là histamine sẽ làm giãn các mạch máu và tăng tính thấm, cho phép các protein và các tế bào máu trắng đến tiêu diệt các biểu mô bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tình trạng viêm của các mạch máu trong khoang mũi của bạn gây ra nghẹt mũi.
Hệ thống miễn dịch của bạn có thể bị thiếu ngủ. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để ngừa cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh khác. Tuy nhiên, nghiên cứu trong vài thập kỷ qua luôn cho thấy rằng thiếu ngủ gây ức chế khả năng kháng bệnh của hệ miễn dịch, chẳng hạn như bằng cách giảm sự gia tăng của các tế bào được gọi là tế bào T. Thậm chí, một đêm mất ngủ có thể làm giảm hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2012 cho rằng vắc-xin 6h/đêm, so với những người ngủ đủ. Có thể mất ngủ đã dẫn đến suy sụp hệ miễn dịch phản ứng.
Bệnh tự miễn dịch ảnh hưởng đến hầu hết là phụ nữ. Bệnh tự miễn dịch là một rối loạn khiến tuyến phòng thủ tự nhiên của cơ thể trở nên hiếu chiến, tấn công các mô bình thường giống như các yếu tố xấu bên ngoài. Ví dụ về các bệnh tự miễn dịch bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac và bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, các rối loạn này không ảnh hưởng đến những người đàn ông nhiều như phụ nữ. Khoảng 5-8 % dân số Mỹ mắc bệnh tự miễn trong khi đó có tới khoảng 78 % phụ nữ bị bệnh.
Vi khuẩn đường ruột là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Cơ thể con người là nơi có hàng nghìn tỷ vi khuẩn. Trong đường tiêu hóa, những vi khuẩn này thường có lợi, giúp tiêu hóa và tổng hợp vitamin B và K. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vi khuẩn đường ruột của chúng ta còn giúp hệ thống miễn dịch và cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, các vi khuẩn có lợi ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh bắt rễ trong biểu mô và niêm mạc của chúng ta. Các vi khuẩn commensal cũng đào tạo hệ thống miễn dịch để phân biệt tốt hơn giữa mầm bệnh và kháng nguyên vô hại.
Ánh sáng mặt trời có tác dụng phức tạp trên hệ thống miễn dịch. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã biết rằng việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời - đặc biệt là bức xạ cực tím (UV) - có thể ngăn cản hệ miễn dịch thực hiện khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, ánh sáng mặt trời làm cho cơ thể sản xuất vitamin D. Các nghiên cứu cho thấy vitamin D có thể giúp sản xuất các peptide chống vi khuẩn trên da - những hợp chất này giúp bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh nhiễm trùng mới.
Các tế bào máu trắng chỉ chiếm một phần nhỏ trong máu của bạn. Hệ thống miễn dịch liên tục làm việc để bảo vệ bạn khỏi bệnh và chống nhiễm trùng, vì vậy, bạn có thể mong đợi rằng các binh sĩ của hệ thống - các tế bào máu trắng - sẽ chiếm một phần lớn trong máu của bạn. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi thực tế, các tế bào máu trắng chỉ chiếm 1 % các tế bào trong 5 lít máu trong cơ thể của người lớn. Dù vậy thì bạn cũng không phải quá lo lắng bởi như vậy đã quá đủ tế bào máu trắng để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể bạn.
Sao biển có hệ miễn dịch bẩm sinh cổ đại. Có hai khía cạnh quan trọng của hệ thống miễn dịch: miễn dịch bẩm sinh và khả năng miễn dịch thích ứng. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh gồm các tế bào và protein là luôn luôn sẵn sàng chiến đấu với vi sinh vật tại những nơi bị nhiễm trùng trong cơ thể. Trong khi đó, hệ thống miễn dịch thích ứng được hình thành và hoạt động khi tác nhân gây bệnh vượt qua hậu vệ bẩm sinh. Nhà sinh vật học người Nga Élie Metchnikoff phát hiện rằng sao biển có một hệ miễn dịch bẩm sinh gọi là thực bào. Quan trọng hơn, những con sao biển hình thành hệ thống miễn dịch bẩm sinh có nguồn gốc rất xa xưa, khoảng 500 triệu năm trước.