Những điều ít người biết về Bưu điện Hà Nội

Những điều ít người biết về Bưu điện Hà Nội

(Kiến Thức) - Hình ảnh tòa nhà Bưu điện Hà Nội soi bóng xuống hồ Gươm đã trở thành một hình ảnh thân thương, ghi dấu trong trái tim nhiều thế hệ người dân Thủ đô.

Xem toàn bộ ảnh
Nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên bờ hồ Gươm,  Bưu điện Hà Nội là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà thành.
Nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên bờ hồ Gươm, Bưu điện Hà Nội là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm lịch sử của mảnh đất Hà thành.
Ngược dòng thời gian, Sở Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với khu vực Hồ Gươm làm trung tâm.
Ngược dòng thời gian, Sở Bưu điện Hà Nội là một trong những công trình được xây dựng từ khá sớm kể từ khi Hà Nội bắt đầu được quy hoạch và mở rộng với khu vực Hồ Gươm làm trung tâm.
Vị trí Sở Bưu điện Hà Nội nằm trên đại lộ Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng), vốn là vị trí của chùa Báo Ân. Năm 1888, người Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện.
Vị trí Sở Bưu điện Hà Nội nằm trên đại lộ Francis Garnier (nay là phố Đinh Tiên Hoàng), vốn là vị trí của chùa Báo Ân. Năm 1888, người Pháp đã phá hủy chùa để xây nhà bưu điện.
Dấu tích duy nhất còn lại của chùa Báo Ân là tháp Hòa Phong vẫn tồn tại đến nay, nằm đối diện với bưu điện.
Dấu tích duy nhất còn lại của chùa Báo Ân là tháp Hòa Phong vẫn tồn tại đến nay, nằm đối diện với bưu điện.
Tòa nhà đầu tiên của Sở bưu điện Hà Nội do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng vào các năm 1893 – 1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Mặt chính của tòa nhà trông ra đại lộ Francis Garnier, mặt bên trông ra phố Chavassieux (phố Lê Thạch ngày nay).
Tòa nhà đầu tiên của Sở bưu điện Hà Nội do kiến trúc sư Henri Vildieu thiết kế và xây dựng vào các năm 1893 – 1899 theo phong cách kiến trúc tân cổ điển. Mặt chính của tòa nhà trông ra đại lộ Francis Garnier, mặt bên trông ra phố Chavassieux (phố Lê Thạch ngày nay).
Do chật chội và xuống cấp, từ năm 1910 trở đi, tòa nhà đã được tu sửa và mở rộng nhiều lần.
Do chật chội và xuống cấp, từ năm 1910 trở đi, tòa nhà đã được tu sửa và mở rộng nhiều lần.
Năm 1943, Sở Bưu điện Hà Nội xây dựng thêm một tòa nhà mới nằm ở góc đại lộ Francis-Garnier và phố Fourès (nay là phố Đinh Lễ). Tòa nhà này do kiến trúc sư Henri Cerutti thiết kế.
Năm 1943, Sở Bưu điện Hà Nội xây dựng thêm một tòa nhà mới nằm ở góc đại lộ Francis-Garnier và phố Fourès (nay là phố Đinh Lễ). Tòa nhà này do kiến trúc sư Henri Cerutti thiết kế.
Năm 1976, tòa nhà bưu điện mới được xây dựng, là tòa nhà chính của Bưu điện Hà Nội hiện tại. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc hiện đại, có 5 tầng, quy mô bề thế, mặt tiền chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm.
Năm 1976, tòa nhà bưu điện mới được xây dựng, là tòa nhà chính của Bưu điện Hà Nội hiện tại. Công trình được xây dựng theo kiểu kiến trúc hiện đại, có 5 tầng, quy mô bề thế, mặt tiền chạy dọc theo bờ hồ Hoàn Kiếm.
Điểm nhấn của công trình là tháp đồng hồ điểm có 4 mặt giống nhau, mỗi mặt vuông cạnh rộng 4,5m vuông. Từ năm 1978, những tiếng chuông của đồng hồ đã chính thức vang lên.
Điểm nhấn của công trình là tháp đồng hồ điểm có 4 mặt giống nhau, mỗi mặt vuông cạnh rộng 4,5m vuông. Từ năm 1978, những tiếng chuông của đồng hồ đã chính thức vang lên.
Trong lịch sử tồn tại của mình, Bưu điện Hà Nội đã trải qua nhiều biến cố lịch sử. Trong cuộc Kháng chiến toàn quốc tháng 12/1946, nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra tại đây qua lực lượng phòng thủ của Việt Minh và quân đội Pháp.
Trong lịch sử tồn tại của mình, Bưu điện Hà Nội đã trải qua nhiều biến cố lịch sử. Trong cuộc Kháng chiến toàn quốc tháng 12/1946, nhiều trận chiến ác liệt đã diễn ra tại đây qua lực lượng phòng thủ của Việt Minh và quân đội Pháp.
Trong sự kiện này, một phần tòa phía Nam của bưu điện bị phá sập, các trang thiết bị lớn bị phá hủy, số còn lại được chuyển về vùng kháng chiến.
Trong sự kiện này, một phần tòa phía Nam của bưu điện bị phá sập, các trang thiết bị lớn bị phá hủy, số còn lại được chuyển về vùng kháng chiến.
Sau năm 1954, Bưu điện Hà Nội được tái thiết. Trong kháng chiến chống Mỹ, bưu điện vừa phục vụ người dân, vừa hỗ trợ đắc lực các đơn vị vũ trang trong hoạt động bảo vệ thủ đô. Nóc bưu điện giai đoạn này là nơi bố trí hệ thống súng phòng không để bảo vệ bầu trời Thủ đô.
Sau năm 1954, Bưu điện Hà Nội được tái thiết. Trong kháng chiến chống Mỹ, bưu điện vừa phục vụ người dân, vừa hỗ trợ đắc lực các đơn vị vũ trang trong hoạt động bảo vệ thủ đô. Nóc bưu điện giai đoạn này là nơi bố trí hệ thống súng phòng không để bảo vệ bầu trời Thủ đô.
Khi hòa bình lặp lại, Bưu điện Hà Nội tiếp tục có những đóng góp to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Khi hòa bình lặp lại, Bưu điện Hà Nội tiếp tục có những đóng góp to lớn cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Ngày nay, Bưu điện Hà Nội không chỉ là một trung tâm bưu chính viễn thông lớn mà còn là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách gần xa.
Ngày nay, Bưu điện Hà Nội không chỉ là một trung tâm bưu chính viễn thông lớn mà còn là một điểm tham quan thu hút nhiều du khách gần xa.
Hình ảnh tòa nhà bưu điện soi bóng xuống Hồ Gươm đã trở thành một hình ảnh thân thương, ghi dấu trong trái tim nhiều thế hệ người Hà Nội.
Hình ảnh tòa nhà bưu điện soi bóng xuống Hồ Gươm đã trở thành một hình ảnh thân thương, ghi dấu trong trái tim nhiều thế hệ người Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Kiến trúc cổ kinh thành Thăng Long.

GALLERY MỚI NHẤT