Xem toàn bộ ảnh
Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta làm rau gia vị, làm cảnh hoặc làm thuốc. Danh y Hải Thượng Lãn Ông thậm chí còn gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo. (Nguồn Hoanmy) |
Ở Việt Nam hiện có 6 loại đinh lăng, bao gồm: đinh lăng nếp, đinh lẵng đĩa, đinh lăng lá răng, đinh lăng viền bạc, đinh lăng lá to và đinh lăng lá tròn. (Nguồn Googleusercontent) |
Cây đinh lăng có nguồn gốc từ đảo Thái Bình Dương, được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Loài cây này có thể thích nghi tốt trên nhiều loại đất khác nhau. (Nguồn Alobacsi) |
Cây đinh lăng là cây nhỏ, cao từ 1m - 2m. Lá mọc so le, hoa màu lục nhạt hoặc trắng xám, quả dẹt, màu trắng bạc. (Nguồn Vitalk) |
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, bao gồm thân, cành, lá, thậm chí cả rễ và vỏ cây đều có thể được tận dụng làm thuốc. Riêng lá cây còn được dùng như một loại rau sống, rau ăn ghém hàng ngày. (Nguồn Chuahuyetapthap) |
Đinh lăng được xem là cây thuốc quý, có thể chữa được nhiều bệnh như: tê thấp, đau lưng, mỏi gối, chữa ho suyễn, nổi mề đay, ngứa,...Đinh lăng thường được dùng ở cả hai dạng phổ biến là thuốc sắc và rượu ngâm. (Nguồn Googleusercontent) |
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng lưu ý không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. (Nguồn Googleusercontent) |