Những điều thú vị của khối nữ Quân nhạc lần đầu tham gia diễu binh

Lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức một dàn Quân nhạc nữ tham gia diễu binh, diễu hành. Có những nữ quân nhân lần đầu tiếp xúc với nhạc cụ, mang vác chiếc kèn nặng 18kg nhưng tất cả đều vượt qua thử thách để hoàn thành nhiệm vụ.

Trong đội hình diễu binh, diễu hành chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, khối nữ quân nhân lực lượng vũ trang luôn được nhiều người đặc biệt chú ý bởi những động tác điều lệnh nhanh, mạnh, dứt khoát, toát lên vẻ hùng dũng nhưng vẫn giữ nguyên vẻ duyên dáng, mềm mại của “đội quân tóc dài”.

Năm nay, 27 khối thuộc các lực lượng Công an và Quân đội tham gia diễu binh, diễu hành có 7 khối là nữ. Trong đó có những khối lần đầu tiên xuất hiện trong một lễ diễu binh như khối nữ Quân nhạc, khối nữ gìn giữ hòa bình.
Nhung dieu thu vi cua khoi nu Quan nhac lan dau tham gia dieu binh
Các nữ chiến sĩ Quân nhạc luyện tập. Ảnh: Phạm Hải 
 

Với khối nữ Quân nhạc họ xuất hiện ngay những phút đầu tiên mở màn diễu binh, cùng với những âm thanh hùng tráng, ngân vang từ trống, kèn.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, những âm thanh hào hùng của các chiến sĩ Quân nhạc Việt Nam đã góp phần cổ vũ, động viên, thúc giục toàn quân ta hăng hái, vững bước tiến lên phía trước, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ngày nay, những âm thanh hào hùng của quân nhạc Việt Nam đang đồng hành, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trao đổi với VietNamNet, Trung tá Phạm Đình Chiến, Đội Nghi lễ Quân đội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam cho biết, khối gồm 86 thành viên, trong độ tuổi từ 20-34, được tuyển chọn từ 18 đơn vị trực thuộc Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, Học viện, Nhà trường trong toàn quân.

Tiêu chuẩn nữ phải cao từ 1m6-1m7; về hình thể, khuôn mặt phải cân đối; có phẩm chất chính trị trong sạch và đặc biệt cần có một chút năng khiếu về âm nhạc. Trong khối cũng có những thành viên trong các trường năng khiếu, nghệ thuật Quân đội đã có sẵn nền tảng về âm nhạc thì sẽ đảm nhiệm vị trí khối trưởng, đứng các đầu hàng.

Nhung dieu thu vi cua khoi nu Quan nhac lan dau tham gia dieu binh-Hinh-2
Nữ khối trưởng của khối Quân nhạc. Ảnh: Phạm Hải 
 

Các nhạc cụ được khối nữ Quân nhạc biểu diễn gồm: Trống, kèn trumpet, kèn cor, kèn tuba, kèn saxophone, kèn baritone, kèn helicon…

“Có những nhạc cụ rất to và nặng từ 14-18kg, riêng với những nhạc cụ như thế này thì phải tuyển chọn nữ quân nhân có hình thể, cân nặng, chiều cao vượt trội hơn so với các thành viên khác trong khối”, Trung tá Phạm Đình Chiến cho biết.

Lần đầu tiên Bộ Quốc phòng tổ chức một dàn Quân nhạc nữ tham gia diễu binh, diễu hành, chính vì vậy Trung tá Phạm Đình Chiến chia sẻ, khối có nhiều điểm đặc biệt như có nhiều thành viên chưa bao giờ biết về nhạc cụ, tiết tấu hay âm nhạc. Nhiều thành viên bắt đầu từ con số 0, thậm chí có thành viên còn chưa từng thấy nhạc cụ đó ngoài đời bao giờ.

Trung tá Trần Đình Chiến bày tỏ, những tư thế mang nhạc cụ, chơi nhạc cụ đều phải huấn luyện từ đầu nên đôi lúc gặp chút khó khăn. Với kèn helicon nặng nhất lên đến 18kg cần huấn luyện vác đi từ 2-3km/lượt. Hay với kèn trombone thì các nữ quân nhân phải học kéo ra, kéo vào đúng theo giai điệu, nhịp phách.

Nam quân nhân mang vác các nhạc cụ đã vất vả nên với nữ quân nhân thì đây là sự nỗ lực hết sức mình. Đặc biệt là môn nghệ thuật kèn hơi ở Việt Nam rất ít nữ giới chơi được, bởi phái nữ thường chọn đàn dây, những nhạc cụ nhẹ.

Sau khi tuyển chọn, chắt lọc trong hơn 1 tháng tập luyện đánh trống, hành tiến... với bài nhạc hành khúc đi đều đã được các nữ quân nhân thực hiện nhuần nhuyễn, đều, đẹp, thống nhất.

Nhung dieu thu vi cua khoi nu Quan nhac lan dau tham gia dieu binh-Hinh-3
Chiếc kèn có kích thước và trọng lượng lớn. Ảnh: Trần Thường 
 

Nữ quân nhân Phạm Thị Hồng (30 tuổi) là một trong hai thành viên nữ của khối Quân nhạc đảm nhiệm nhạc cụ có kích thước lớn và nặng nhất đó là chiếc kèn helicon. Chị cho biết lần đầu tiên được tiếp xúc với chiếc kèn này ở ngoài đời. Tuy mới đầu bỡ ngỡ nhưng chị cùng đồng đội quyết tâm vì nhiệm vụ tham gia diễu binh, diễu hành là “sự vinh dự, tự hào không phải ai cũng có được”.

“Lần đầu tiên nhìn thấy, tôi rất ngạc nhiên sao lại có cây kèn to thế. Được các anh trong đoàn nghi lễ hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết, tuần đầu tiên chưa quen, loa của kèn rất to phải vác tựa một bên vai cảm thấy vô cùng nặng. Sau những buổi tập chính tôi tranh thủ tập luyện thêm để nâng cao sức khỏe, sức chịu đựng.

Ngoài ra cũng cần phải luyện tập hơi thở và bước chân đi cho hài hòa, hợp lý, không bị chao đảo nếu đi ngược gió. Đến giờ thì tôi đã quen rồi, sau 2 tháng gắn bó cũng yêu quý chiếc kèn hơn”, nữ chiến sĩ Phạm Thị Hồng chia sẻ.

Nhung dieu thu vi cua khoi nu Quan nhac lan dau tham gia dieu binh-Hinh-4
Trung úy Lương Thị Hà Phương và chiếc kèn nặng 18kg. Ảnh: Trần Thường 
 

Còn Trung úy Lương Thị Hà Phương tâm sự, cô cũng lần đầu tiên tiếp xúc với chiếc kèn đồng helicon. "Cảm nhận đầu tiên khi luyện tập là kèn rất nặng, nếu đi ngược chiều gió thì sẽ bị mất thăng bằng. Ban đầu, tôi luyện tập với từng bộ phận của chiếc kèn. Chiếc kèn được tháo rời ra 2 phần để tôi làm quen từ loa kèn sau đó là phần dưới", Trung úy Phương cho biết.

Vốn xuất thân là một vận động viên của Quân đội nên Trung úy Phương nhanh chóng thích nghi được với loại nhạc cụ mới và các bài học.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - lần đầu tiên bộ đội ta lái xe tăng

Được tin tưởng sẽ cùng Pháp làm nên chiến thắng ở Điện Biên Phủ, nhưng những chiếc xe tăng M24 Chaffee đã bất lực trước sức mạnh của quân đội ta.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - lần đầu tiên bộ đội ta lái xe tăng
Chien thang Dien Bien Phu - lan dau tien bo doi ta lai xe tang
M24 Chaffee là loại xe tăng hạng nhẹ do Mỹ chế tạo năm 1943 và được đưa vào sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Tuy chỉ được phục vụ trong một thời gian ngắn là 9 năm, nhưng M24 đã được nhiều nước sử dụng rộng rãi.  

Tiêu diệt 5 mục tiêu chỉ trong 23 phút, Mỹ khẳng định sức mạnh

Tiêu diệt 5 mục tiêu chiến lược chỉ trong 23 phút, đây là sức mạnh của một siêu cường, là lời cảnh tỉnh cho tất cả các quốc gia cần cân nhắc trước khi gây chiến với Quân đội Mỹ.

Tieu diet 5 muc tieu chi trong 23 phut, My khang dinh suc manh

Quân sử thế giới ghi rằng, cuộc Chiến tranh vùng Vịnh do Mỹ phát động năm 1991 chống lại Iraq đã giành chiến thắng chỉ sau 42 ngày; cuộc chiến cũng cho các nước trên thế giới thấy cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao là gì. Đồng thời cũng đánh dấu sự chuyển đổi của chiến tranh từ mô hình truyền thống sang chiến tranh công nghệ cao.

Những vũ khí cổ đại đáng sợ, giới khoa học mãi chưa thể “sao chép“

Chiến tranh thời cổ đại tuy chưa có súng ống, bom mìn, nhưng những đội quân thời cổ đã sở hữu nhiều loại vũ khí lợi hại và tinh vi, có một số vũ khí ngày nay với khoa học hiện đại cũng không thể tái tạo được.

Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“
Nỏ Gia Cát - phát minh của Gia Cát Lượng: Ban đầu, nỏ xuất hiện từ thế kỷ thứ 4 TCN. Các kỹ sư Trung Hoa thời đó đã tạo ra một chiếc nỏ có thế bắn liên tiếp 10 mũi tên chỉ trong vỏn vẹn 15 giây. Cây nỏ được đặt tên theo Gia Cát Lượng, vị quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc, đồng thời là người sáng chế và cải tiến loại vũ khí này. 
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-2
 Hỏa Long Xuất Thủy: "Tên lửa" thời cổ đại: Hỏa Long Xuất Thủy chính là tiền thân của tên lửa nhiều tầng và tên lửa đạn đạo được sử dụng tại Trung Quốc vào thời Minh. Loại vũ khí này có một băng đạn gồm 3 tên hỏa tiễn nằm ngay ở miệng tên lửa.
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-3
"Móng vuốt" của Archimedes: Theo lời thuật lại của các nhà sử học cổ đại, cỗ máy được mô tả như một loại cần trục được trang bị móc neo nhỏ. Nó có cơ chế tương tự như một chiếc cần trục với một sợi dây và một cái vuốt ở cuối đầu dây. Khi móng vuốt này được kích hoạt (có thể là bằng đòn bẩy) ngay trước khi các tàu tấn công đến gần, nó bám vào đáy và nâng thuyền lên. 
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-4
 Gương hội tụ ánh sáng mặt trời: Từ năm 218 đến 202 TCN, người La Mã liên tục tấn công nhằm xâm chiếm thành Syracuse. Để bảo vệ thành, Acsimet được cho là đã phát minh ra một loại vũ khí kỳ lạ nhằm chống lại sự tấn công của các chiến thuyền La Mã: 'vũ khí tia nhiệt'. Theo đó, hàng loạt tấm gương sẽ được đặt ở các vị trí chiến lược nhằm hội tụ ánh sáng mặt trời vào một điểm trên thuyền gỗ của địch và thiêu rụi nó.
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-5
Pháo hơi: Hầu hết các nhà sử học đều không thể tin loại vũ khí có kỹ thuật tiên tiến như vậy tồn tại vào những năm 200 TCN. Đúng như tên gọi, khẩu pháo hoạt động bằng hơi nước. Vũ khí trông giống như một nồi nước hình trụ bằng kim loại kết nối với một thùng chứa nước kín. Vào thời điểm then chốt, van của pháo sẽ mở, khiến nước thoát ra ngoài đưa quả bóng bên trong bay xa khoảng 300 mét. 
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-6
Cây kéo La Mã: Đây là một vũ khí được sử dụng bởi các đấu sĩ thời La Mã cổ đại. Vũ khí có hình dạng kì dị, trông giống như móc của cướp biển, nhưng được sử dụng với một mục đích hoàn toàn khác. Cây kéo gồm một lưỡi dao hai mặt trên đầu của một ống kim loại dài, được đeo trên cẳng tay với mục đích tự vệ. 
Nhung vu khi co dai dang so, gioi khoa hoc mai chua the “sao chep“-Hinh-7
 Ngọn lửa Hy Lạp: Vũ khí này bùng cháy mạnh mẽ khi tiếp xúc với nước và sẽ dính vào bất cứ thứ gì nó tiếp xúc. Có thể nói rằng ngọn lửa Hy Lạp là một trong những vũ khí đã giữ cho Đế chế Byzantine tồn tại cho đến thế kỷ 15. Vì lý do này, nó là một bí mật quốc gia được bảo vệ chặt chẽ mà chỉ số ít người biết được công thức thật sự của nó.

Tin mới