Những ghế nóng mới của Trương Đình Anh

Dịch vụ thanh toán trực tuyến MoMo và quỹ đầu tư ATAMS là hai hoạt động kinh doanh mà ông Trương Đình Anh có sự hiện diện rõ rệt nhất.

Theo thông tin từ Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/6, Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đơn từ nhiệm chức vụ ủy viên HĐQT của ông Trương Đình Anh.

Thực ra đây chỉ là bước đi mang tính thủ tục của sự kiện ông Trương Đình Anh rời FPT đã bắt đầu từ cuối 2012 với việc từ chức Tổng Giám đốc.

Hoạt động của vị Tổng giám đốc cá tính này sau khi rời FPT chắc chắn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm với nhân vật nổi tiếng của giới công nghệ này.

Trao đổi với Gafin, ông Trương Đình Anh cho biết, hiện tại ông hoạt động với tư cách là nhà đầu tư cá nhân.

Trong một số hồ sơ cá nhân đăng tải, ông Trương Đình Anh có ghi thông tin đang đầu tư vào MoMo.vn và quỹ đầu tư ATAMS, trong đó hiện ông đang làm giám đốc ATAMS và là thành viên HĐQT MoMo.vn.

Ông Đình Anh đã tham gia vào MoMo từ tháng 4/2013 và tham gia vào ATAMS từ tháng 10/2012. Ông Trương Đình Anh từ chức Tổng Giám đốc FPT vào cuối tháng 9 năm 2012.

Còn ATAMS, quỹ đầu tư do ông Trương Đình Anh đang làm giám đốc, hiện có rất ít thông tin. Ngay cả trang web atams.net cũng chưa thấy hoạt động. Theo một số thông tin thì dường như đây là một quỹ đầu tư của một nhóm các nhà kinh doanh tại Việt Nam cùng ông Trương Đình Anh lập ra, đầu tư chủ yếu vào công nghệ và truyền thông, và hiện tại mang tính cá nhân nhiều hơn.

Công việc hiện tại sau khi rời FPT trên hồ sơ cập nhật của ông Trương Đình Anh là MoMo.vn và Giám đốc quỹ đầu tư ATAMS.
 Công việc hiện tại sau khi rời FPT trên hồ sơ cập nhật của ông Trương Đình Anh là MoMo.vn và Giám đốc quỹ đầu tư ATAMS.

Điều này cũng phù hợp với thông tin ông Trương Đình Anh chia sẻ với Gafin hiện tại ông hoạt động với tư cách là nhà đầu tư cá nhân. Công nghệ và truyền thông cũng là hai lĩnh vực sở trưởng của ông Trương Đình Anh với những dấu ấn thành công lớn trên thị trường (FPT Telecom và VnExpress).

MoMo, viết tắt từ Mobile Money, là dịch vụ ví điện tử mobile, trên thế giới được đánh giá là xu hướng phát triển rất tiềm năng trong tương lai của dịch vụ thanh toán.

Ngoài 2 dự án trên trên, thị trường hiện cũng có thông tin ông là thành viên HĐQT của một số công ty công nghệ, như VNG Group và Galaxy Group.

Ông Trương Đình Anh đã bất ngờ từ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT cuối tháng 9 năm 2102 do những khác biệt trong chiến lược và phương thức điều hành giữa ông và HĐQT.

Sau đó, ông gần như không tham gia gì vào hoạt động của FPT rồi tiếp tục từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT FPT Telecom, rời khỏi HĐQT FPTOnline.

Tháng 10/2013, ông bán 1,2 triệu cổ phiếu FPT, thu về khoảng 50 tỷ đồng.

Ông Trương Đình Anh là một trong những lãnh đạo gắn bó lâu năm với FPT từ năm 1993 và đã có hơn 20 năm làm việc tại Tập đoàn này.

Trương Đình Anh than mức lương “không đủ sống” ở FPT

Ông Trương Đình Anh gia nhập FPT vào cuối năm 1993 với mức lương 800.000 đồng/tháng... "Những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu, nhiều lần tôi có “lời đề nghị khiếm nhã" xin tăng lương, nhiều lần nhấp nhổm “lên đường”..."

Không được nhận bằng ĐH vì mải... làm thêm

Ông Trương Đình Anh xuất thân trong một gia đình trí thức sống đạm bạc. Ông từng cho biết mình vào đời rất sớm với hai bàn tay trắng.

Ông Trương Đình Anh được biết đến nhiều hơn với Trung tâm Internet FPT.
Ông Trương Đình Anh được biết đến nhiều hơn với Trung tâm Internet FPT.

Sếp cũ Trương Đình Anh bán gần hết cổ phiếu FPT

(Kiến Thức) - Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vừa thông báo về việc đăng ký bán cổ phiếu FPT của ông Trương Đình Anh, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP FPT.

Ông Trương Đình Anh
 Ông Trương Đình Anh

Theo đó, ông Trương Đình Anh đăng ký bán 1.157.117 cổ phiếu FPT trong tổng số 1.178.545 cổ phiếu mà ông nắm giữ. Như vậy, nếu giao dịch thành công, ông Đình Anh sẽ chỉ còn nắm 21.428 cổ phiếu FPT.

Tin mới