Những giáo viên nào được hỗ trợ khó khăn do đại dịch COVID-19?
Ngày 11/8, Chính phủ đã ban hành NQ số 103/NQ-CP quyết nghị thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Bình Minh
Về mức hỗ trợ, Nghị quyết quy định hỗ trợ một lần mức 3.700.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa được hưởng chính sách của địa phương hỗ trợ đối với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Hỗ trợ một lần mức 2.200.000 đồng/người áp dụng với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được hưởng chính sách của địa phương theo quy định tại khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Giáo viên mầm non tư thục gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được hỗ trợ 3,7 triệu đồng/người
Đối tượng được hỗ trợ là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc loại hình tư thục, dân lập; cơ sở giáo dục tiểu học tư thục; trường mẫu giáo, mầm non SOS, trường tiểu học Hermann Gmeiner trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam được cấp có thẩm quyền cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 (cơ sở giáo dục ngoài công lập).
Các điều kiện được hưởng chính sách gồm: Là người đang làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập trước khi cơ sở phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên tính từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đối với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP do không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc; có xác nhận làm việc tại cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cơ sở giáo dục ngoài công lập đã làm việc trước đây hoặc cơ sở giáo dục ngoài công lập khác trong trường hợp cơ sở giáo dục ngoài công lập trước đây làm việc không hoạt động trở lại) ít nhất hết năm học 2021 - 2022.
Việc triển khai Nghị quyết 103 nhằm hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giúp ổn định đội ngũ, tránh đứt gãy nguồn cung ứng nhân lực có kinh nghiệm cho các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, bảo đảm an toàn cho trẻ em và học sinh, giúp phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non, tiểu học yên tâm tham gia lao động, góp phần để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội.
>>> Mời độc giả xem thêm video Nhiều đối tượng chưa nhận được tiền hỗ trợ COVID-19:
Lộ danh tính cô giáo Tây hot nhất MXH khiến dân tình "say mềm"
(Kiến Thức) - Xuất hiện trong lễ khai giảng một trường học ở Hà Nội, cô giáo Tây có tên Jenny nhận được nhiều lời khen về ngoại hình.
Xuất hiện trong một lễ khai giảng mới đây, cô giáo Tây Xheni Alicanaj (còn gọi là Jenny, sinh năm 1998) - hiện là giáo viên tiếng Anh tại một trường THCS-THPT ở Hà Nội gây chú ý với nhan sắc nổi bật.
Vượt khó cô giáo xinh đẹp quyết tâm “cõng chữ” lên vùng cao
(Kiến Thức) - Gặp không ít khó khăn trong quá trình di chuyển, nhiều lần bị ngã sõng soài, điều kiện sống thiếu thốn nhưng cô giáo trẻ 9x Diệu Linh vẫn cực kỳ tâm huyết và yêu quý những học sinh vùng cao.
Mới đây, câu chuyện về cô giáo trẻ 9x không hề quản ngại vất vả, vẫn âm thầm băng rừng vượt suối để "cõng" con chữ lên vùng cao đã khiến cộng đồng mạng quan tâm, cảm phục và khen ngợi.
Cô giáo được nhắc đến trong bài viết này là cô Diệu Linh, sinh năm 1998, hiện đang công tác tại trường Mầm non Bình Minh, xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Cô giáo trẻ này đã không ngại khó khăn, đường trơn trượt, lầy lội để đến với những trẻ em vùng cao trong những ngày thời tiết biến chuyển vào cuối tháng 9.